Bệnh lao ở người cao tuổi

Do đặc điểm tâm sinh lý và các biến đổi sinh học nên bệnh lao ở người cao tuổi có một số đặc điểm không giống ở người trẻ. Những khác biệt này cần được chú ý trong các khâu chẩn đoán, xây dựng phác đồ điều trị, đặc biệt là việc dùng thuốc chống lao.

Ở người già, lao có thể xuất hiện theo cơ chế “tái nhiễm khuẩn nội lai”. Bệnh lao trở lại do vi khuẩn lao “nằm ngủ” từ lâu trong cơ thể, nay “thức tỉnh”, hoạt động trở lại và gây bệnh. Có một số yếu tố giúp cho bệnh trở lại là: hay dùng thuốc corticoid, mắc một số bệnh như ung thư, bệnh máu. Tác nhân gây tái nhiễm chính là việc có tiếp xúc với người mang khuẩn lao.

Tổn thương lao có thể khu trú trong lồng ngực (chủ yếu là phổi, rồi đến màng phổi, màng ngoài tim, hạch), và còn nhiều nơi khác trong cơ thể (cơ quan tiêu hóa, màng não, tiết niệu, xương khớp, hạch ngoại vi và các tạng trong ổ bụng).

Thường thì chẩn đoán bệnh lao ở người cao tuổi ít khi được đặt ra, hoặc nếu phát hiện được lao thì bệnh cũng đã ở giai đoạn muộn, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng điều trị. Có rất nhiều lý do giải thích tình trạng này, nhưng có hai lý do hết sức quan trọng là:

- Bệnh lao ngày càng ít dần đi (nhưng hiện nay thì không phải như vậy nữa), do đó người ta ít nghĩ đến nó.

- Bệnh cảnh lâm sàng lao không điển hình: Triệu chứng không điển hình, chỉ có sốt đơn độc, gầy đơn độc. Dấu hiệu nổi bật lại là bệnh ở một cơ quan khác, ví dụ: suy tim (phù nề, gan to, tĩnh mạch cổ nổi...) ở một bệnh nhân tăng huyết áp biến chuyển nặng lên do thiếu máu, căn nguyên chính là bệnh lao phổi tiềm tàng.

Ở người cao tuổi, chiến lược điều trị mang tính chất mềm dẻo, không nguyên tắc, cứng nhắc. Trong thực tế, có 3 tình huống thường gặp. Nếu đã có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hoặc mô học, đó là lao là dương tính, cần tiến hành điều trị đặc hiệu ngay. Nếu chưa có ngay kết quả xét nghiệm vi khuẩn, nhưng trên lâm sàng có các triệu chứng nghi bệnh lao (hình ảnh X-quang rất rõ ràng), thì có thể cho điều trị lao ngay, không cần chờ kết quả xét nghiệm, sau khi đã lấy các bệnh phẩm cần thiết để xét nghiệm tìm vi khuẩn lao. Nếu chưa có ngay kết quả xét nghiệm vi khuẩn và các triệu chứng đều không điển hình của lao, có thể tiến hành điều trị thử bằng thuốc chống lao. Ở người trẻ tuổi, cách xử trí này là không thể chấp nhận được, nhưng trong lão khoa lại được “chấp nhận”, bởi nếu để bệnh nhân chờ đợi quá lâu thì không có lợi, nhất là khi bệnh nhân nằm liệt giường, suy kiệt, trầm cảm.

Tuy nhiên, trong hai tình huống cuối, phải đồng thời chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác để khỏi nhầm lẫn.

BS Phạm Cường, Sức Khỏe & Đời Sống

Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video