Cứ mỗi một phút ở châu Á lại có một người bị giết chết bởi bệnh ung thư phổi. Trong phần lớn các trường hợp, bệnh đã được phát hiện quá muộn để có thể áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả.
Bệnh ung thư phổi là căn bệnh gây tử vong cao hàng đầu trong các căn bệnh ung thư ở cả nam và nữ giới. Hàng năm ở châu Á có khoảng 570 ngàn người bị giết chết bởi căn bệnh này. Có từ 60 đến 70% các trường hợp bệnh ung thư phổi được phát hiện ở các giai đoạn muộn của bệnh, vì vậy phần lớn các trường này đều không thể chữa trị được.
Các số liệu nghiên cứu về bệnh ung thư phổi đã cho biết : có dưới 50% những người mắc bệnh ung thư phổi đã phát triển có thể sống quá một năm, và chỉ có 15% bệnh nhân có cơ hội sống lâu hơn 5 năm kể từ khi bệnh được phát hiện ở những trường hợp bệnh đã phát triển.
Các chuyên gia hẳn là đã lưu tâm đến nhiều phương cách để phát hiện sớm bệnh ung thư phổi, bao gồm sử dụng cả biện pháp tốt nhất là quét CT (computed tomography). Ở Mỹ, phương pháp quét CT để phát hiện bệnh ung thư phổi đang được thử nghiệm tại Viện ung thư Quốc gia và được cho là hiệu quả hơn biện pháp chụp X quang lồng ngực để phát hiện bệnh. Thế nhưng, phương pháp quét CT thì lại khó áp dụng cho những quốc gia đông dân, thu nhập thấp như ở châu Á.
Ở những quốc gia phương Tây, một năm có hơn 1 triệu trường hợp bệnh ung thư phổi được phát hiện mới, con số này bằng với ở chỉ riêng ở Trung Quốc vào 2015. Tổ chức Sức khoẻ Thế giới cảnh báo hút thuốc lá sẽ giết chết 2,2 triệu người Trung Quốc vào năm 2020.
Bên cạnh hút thuốc, việc tiếp xúc trực tiếp với các chất hoá học, bụi khoáng chất, bụi phóng xạ cũng là những mối nguy hiểm làm gia tăng căn bệnh ung thư phổi.
HOÀNG HOA