Bí ẩn bất ngờ từ tấm bản đồ thiên văn bằng đất sét hơn 5.000 năm tuổi

Một nhà thiên văn học thuộc nền văn minh cổ đại Sumer đã ghi lại trên tấm bảng đất sét những sự kiện mà ông quan sát được vào ngày 29/6/3123 trước Công nguyên. Giải mã tấm bản đồ đã tiết lộ một bí ẩn thú vị.

Trong bộ sưu tập của Bảo tàng Anh mang mã số K8538 có một tấm bản đồ thiên văn cổ đại bằng đất  sét, được gọi là Planisphere. Đó là một tập hợp các hình vẽ phức tạp về các chòm sao và các ghi chú được khắc bởi một nhà thiên văn học Sumer cổ đại khi quan sát bầu trời.

Tấm bản đồ được nhà khảo cổ học người Anh Sir Henry Layard tìm thấy, phục hồi vào thế kỷ 19 từ thư viện của Vua Ashurbanipal (685- 627 TCN) ở Nineveh, Iraq. Nhưng kể từ khi phát hiện ra nó, các chuyên gia đã không thể hiểu được đầy đủ những gì nhà thiên văn học Sumer muốn truyền đạt. Trong suốt hơn 150 năm, tấm bản đồ bí ẩn đã khiến các chuyên gia bối rối.


Tấm bản đồ thiên văn (bản đồ sao) được tìm thấy, phục hồi vào thế kỷ 19. (Ảnh: Curiosmos).

Gần đây, với sự hỗ trợ của các chương trình máy tính, giúp mô phỏng quỹ đạo cũng như tái tạo lại bầu trời đêm hàng nghìn năm trước. Bản dịch và phân tích cuối cùng đã tiết lộ những bí ẩn thú vị.

Một nhà thiên văn học người Sumer cổ đại đã ghi lại những sự kiện mà ông quan sát được vào ngày 29/6/3123 trước Công nguyên. Thông tin nói rằng, họ đã quan sát thấy một vật thể khổng lồ, có thể nhìn thấy trong không gian, khi nó đâm xuyên qua bầu khí quyển và lao vào Trái đất.


Bản đồ ghi lại sự kiện thiên văn được quan sát vào ngày 29/6/3123 trước Công nguyên. (Ảnh: Curiosmos).

Một nửa tấm bản đồ đề cập đến vị trí của các hành tinh, nửa còn lại nêu chi tiết cách một vật thể khổng lồ, đủ lớn để có thể quan sát ở trong không gian đang tiến đến Trái đất.

Nhà thiên văn học người Sumer xác định sự kiện này có tầm quan trọng lớn nên ông đã ghi lại chính xác quỹ đạo của vật thể so với các ngôi sao.

Các nhà thiên văn cho rằng, vật thể mà nhà thiên văn học Sumer quan sát được rất có thể là tiểu hành tinh đã va chạm với Trái đất tại Köfels, Áo.


Bản đồ cổ ghi lại chính xác quỹ đạo của một tiểu hành tinh khi nó lao xuống Trái đất hơn 5.000 năm trước. (Ảnh: Curiosmos).

Theo các chuyên gia, nhà thiên văn học đã ghi nhận chính xác quỹ đạo của vật thể với sai số chỉ hơn một độ.

Dựa trên những quan sát của các nhà thiên văn học Sumer, các nhà khoa học đã kết luận, vật thể được đề cập rất có thể là một tiểu hành tinh có đường kính hơn 1 km.

Với quỹ đạo của nó, rất có thể nó là loại Aten, tiểu hành tinh gần Trái đất.


Vật thể được đề cập trong bản đồ rất có thể là một tiểu hành tinh có đường kính hơn 1km. (Ảnh: Curiosmos).

Dữ liệu được khắc trên bảng đất sét giải thích thêm tại sao không có một hố va chạm thực tế nào ở Köfels.

Các quan sát chỉ ra rằng, góc tới của tiểu hành tinh rất hẹp, chỉ khoảng 6 độ. Điều đó khiến tảng đá không gian đã trượt xuống một ngọn núi (có thể là đỉnh của Gamskogel) khiến cho tiểu hành tinh tan rã trước khi nó đạt đến điểm va chạm cuối cùng.

Các nhà khoa học giải thích thêm, khi đi xuống thung lũng, tiểu hành tinh đã biến thành một quả cầu lửa khổng lồ, có đường kính khoảng 5km.

Khi nó va chạm vào Köfels, nó tạo ra áp suất cực cao khiến đá tan thành bột. Vì nó không còn là một vật thể rắn, nó không để lại hố va chạm.

Cập nhật: 21/11/2020 Theo BVPL
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video