Bí ẩn của những thiên hà chết

Nhờ vào Hubble và các kính viễn vọng khác, giới thiên văn học đang tìm hiểu tại sao một số thiên hà khổng lồ lại nhanh chóng trưởng thành và ngưng “đẻ” sao khi vũ trụ chưa đầy ¼ số tuổi hiện tại.

Các nhà khoa học luôn thắc mắc tại sao những thiên hà nén hình e lip thường có khuynh hướng cháy hết năng lượng khi vũ trụ mới khoảng 3 tỉ năm tuổi.


Hubble giúp giải mã bí ẩn của các thiên hà chết khổng lồ - (Ảnh: NASA/ESA)

Để dễ so sánh, Dải Ngân hà của chúng ta đã 12 tỉ năm tuổi và vẫn tiếp tục sản xuất sao.

Những thiên hà trên đôi khi còn được gọi là các thiên hà “đỏ và chết”, do màu của chúng khác với những người anh em vẫn còn tiếp tục “đẻ” sao vốn có màu xanh dương.

Đáng ngạc nhiên hơn là các thiên hà chết trên có kích thước khổng lồ, tương tự các thiên hà xoắn ốc lớn hiện nay, nhưng các ngôi sao lại bị nén trong những không gian hẹp hơn 3 lần.

Điều này có nghĩa là mật độ sao phải lớn gấp 10 lần, theo Giáo sư Sune Toft của Viện Niels Bohr (Đan Mạch).

Dựa trên dữ liệu do Hubble và các kính viễn vọng không gian khác thu thập được, các nhà nghiên cứu phát hiện những thiên hà nén có khuynh hướng "sống vội và chết trẻ" này sớm nhanh chóng sử dụng hết năng lượng khi chúng khoảng 1 hoặc 2 tỉ năm tuổi.

Và những thiên hà nén này kết hợp với nhau để tạo ra các thiên hà e lip khổng lồ, theo báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video