Bí ẩn dấu chân "ma quái" ở sa mạc: Chỉ hiện lên khi trời mưa, biến mất khi gặp ánh nắng Mặt trời

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu chân "ma quái" đầy bí ẩn, chỉ hiện lên khi trời mưa, nhưng lại biến mất khi tiếp xúc với ánh nắng Mặt trời.

Các nhà khảo cổ học mới đây đã tình cờ phát hiện ra những dấu chân trần "ma quái" được in lên mặt cát gần khu vực Căn cứ Không quân Hill ở sa mạc Great Salt Lake, Utah (Mỹ) có niên đại ít nhất 10.000 năm, khi khu vực này vẫn còn là một vùng đất ngập nước rộng lớn.


Dấu chân ma quái được tìm thấy ở sa mạc cát trắng. (Ảnh: SA).

Những dấu vết cổ xưa khác thường này đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học vì một điều hết sức đặc biệt: Chúng chỉ xuất hiện sau khi trời mưa, và dần "biến mất" khi bề mặt khô đi dưới ánh nắng ngoài trời.

Ban đầu, nhóm nghiên cứu chỉ tìm thấy một vài dấu chân. Nhưng sau khi quét toàn bộ khu vực xung quanh bằng radar xuyên bề mặt (GPR), nhóm đã phát hiện ra ít nhất 88 dấu chân riêng lẻ của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Được biết, sa mạc Great Salt Lake từng được bao phủ bởi một hồ nước mặn rộng lớn, tương tự như hồ nước cùng tên lớn nhất tại Tây Bán cầu. Tuy nhiên dần theo thời gian, hồ đã cạn khô do biến đổi khí hậu mà Trái Đất gặp phải vào cuối kỷ băng hà.

Trong suốt giai đoạn này, hồ nước bị con người chiếm đóng, và đây cũng chính là giai đoạn lý tưởng để họ để lại những dấu chân trên bề mặt.

"Những người cổ đại dường như đã đi bộ rất nhiều tại đây, trên vùng nước nông và cát nhanh chóng lấp đầy dấu chân của họ, giống như điều mà chúng ta bắt gặp ở các bãi biển", Daron Duke, nhà khảo cổ học kiêm trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.


Dấu chân "ma quái" đầy bí ẩn trên sa mạc.

Tuy nhiên, dấu chân không hoàn toàn biến mất, mà được lưu lại nhờ một lớp bùn nằm bên dưới. "Bên dưới lớp cát là một lớp bùn, và chúng lưu trữ các dấu tích giống như khi ta in mực lên mặt giấy", Duke nói.

Lý giải cho việc các dấu chân ma quái cứ khi trời mưa lại bỗng dưng "xuất hiện", Duke cho rằng các hạt mưa đổ xuống, cũng là lúc nước nhanh chóng được hấp thụ sâu vào lớp trầm tích bên dưới.

Điều này khiến mặt đất trở lại với màu sắc bình thường vốn có, và những dấu chân in dưới bùn sẫm màu sẽ được hiện lên, nổi bật so với vùng cát trắng xung quanh.

Bằng phương pháp xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ, các nhà nghiên cứu hy vọng rằng có thể phân tích các mảnh nhỏ vật chất hữu cơ còn sót lại trong lớp trầm tích, để từ đó tìm ra những đặc điểm chưa từng biết của người cổ đại.

Khám phá mới cũng có thể là "cuốn nhật ký" cổ xưa, ghi lại toàn bộ quá trình định cư của con người trong khu vực, từ đó mang lại những ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực khảo cổ học.

Cập nhật: 01/08/2024 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video