Bí ẩn sự sống bên dưới bề mặt sao Hỏa

Nghiên cứu mới chỉ ra bằng chứng cho thấy dưới bề mặt sao Hỏa cổ đại chứa một lượng lớn năng lượng hóa học giúp vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.

Nhà nghiên cứu Jesse Tarnas cho rằng có một tầng sinh quyển phía dưới bề mặt sao Hỏa và nó tương tự như môi trường sống dưới lòng đất ở Trái đất.

Trái đất có một nơi trú ngụ của một hệ sinh thái vi sinh vật dưới mặt đất. Vì thiếu ánh sáng mặt trời, vi khuẩn dưới lòng đất lấy năng lượng từ môi trường sống xung quanh và phân tử hydro hòa tan được coi như một nhà cung cấp nhiên liệu tuyệt vời cho chúng. Theo nghiên cứu mới đây, quá trình bức xạ phá vỡ phân tử nước thành hydro và oxy và từ đó tạo ra một lượng lớn hydro bên dưới bề mặt sao Hỏa.

Tuy không chứng minh được sự tồn tại chắc chắn của sự sống ở sao Hỏa, nhưng nó đã giúp chỉ ra thành phần chính có sẵn hàng triệu năm có thể giúp tạo ra sự sống trên sao Hỏa. Đồng thời, nó có ý nghĩa trong việc thăm dò dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa trong tương lai.

Đi sâu vào trong lòng đất


Phía dưới bề mặt sao Hỏa có nhiều điểm tương đồng với Trái đất.

Nhiệt độ trên bề mặt sao Hỏa hiếm khi vượt mức đóng băng, thời kì ẩm ướt diễn ra chóng vánh và không đủ để duy trì sự sống. Một số nhà khoa học cho rằng sự sống tồn tại ở bên dưới bề mặt sao Hỏa sẽ khả thi hơn.

Jack Mustard, giáo sư và đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: “nếu có tồn tại sự sống dưới bề mặt sao Hỏa thì bản chất và nguồn năng lượng được lấy từ đâu? Căn cứ vào sự cung cấp năng lượng cho vi khuẩn dưới lòng đất ở Trái Đất từ phóng xạ, Jesse nghiên cứu phóng xạ trên sao Hỏa".

Đầu tiên, sự phân rã liên tục của các nguyên tố thori, kali và urani cung cấp bức xạ làm phân giải nước và căn cứ vào đó, các nhà khoa học tính toán sự đa dạng cách đây 4 tỷ năm và ý tưởng về dòng bức xạ phân ly.

Bước tiếp theo là ước tính lượng nước có thể diễn ra bức xạ. Các nhà khoa học đã sử dụng các phép đo để ước tính khoảng trống cần thiết để chứa một lượng nước phù hợp.


Sao Hỏa tiềm ẩn nhiều khả năng xuất hiện sự sống.

Cuối cùng là xác định vị trí lý tưởng. Nó không thể quá lạnh đến mức đóng băng nhưng cũng không thể quá nóng.

Kết hợp những phân tích đó, các nhà khoa học cho rằng có thể có khu vực với độ dày vài km có tồn tại sự sống, các sinh vật lấy năng lượng từ bức xạ và sẽ tồn tại hàng trăm triệu năm.

Tarnas cho biết lượng hydro tồn tại nhiều ở vùng khí hậu lạnh bởi vì lớp băng dày ngăn chặn việc hydro thoát khỏi bề mặt. Đồng thời, coi đó là điều sẽ thay đổi nhận thức về mối liên hệ giữa khí hậu và sự sống cổ xưa trên sao Hỏa.

Ý nghĩa cuộc thăm dò

Tarnas và Mustard cho rằng những phát hiện này có giá trị trong việc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa. Tarnas nói rằng: “một trong những điều thú vị nhất là thăm dò khối đá được hình thành do tác động của thiên thạch và đang được NASA xem xét". Theo Mustard “nhiệm vụ của năm 2020 là tìm kiếm dấu diệu của sự sống cổ đại. Khu vực tàn dư của sự sống dưới lòng đất có thể là khu vực sinh sống lớn nhất hành tinh".

Cập nhật: 28/09/2018 Theo Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video