Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn sinh sống trên sao Hỏa?

Sao Hỏa được xem là hành tinh lý tưởng cho sự di cư của con người ra bên ngoài không gian, thế nhưng hành tinh này lại có môi trường tương đối khác biết khi so với Trái đất. Điều đó sẽ gây ra những tác động không nhỏ đối với cơ thể của con người.

Du hành vũ trụ có những tác động có hại đối với cơ thể con người và cuộc sống trong môi trường chống trọng lực chắc chắn sẽ gây ra những vấn đề nhất định đối với xương, khớp của con người.

Ngoài ra, việc chảy máu trong không gian là một nỗi kinh hoàng đối với cơ thể, đồng thời những vấn đề khác như cô lập với bức xạ, đè nén áp lực trong sọ khiến cho việc bị thương trong tình trạng không trọng lượng trở nên vô cùng nguy hiểm đối với cơ thể con người.


Du hành vũ trụ có những tác động có hại đối với cơ thể con người.

Thế nhưng đây chỉ là những suy đoán của các nhà khoa học, bởi chưa có ai thực sự định cư trên các vì sao. Theo những suy đoán này, việc định cư trên sao Hỏa sẽ gây ra những tác động nhất định đối với cơ thể của con người.

Bạn sẽ có một trái tim yếu ớt hơn

Cư trú trên Hành tinh Đỏ có thể khiến cho cơ thể của bạn dễ lên cơn đau tim hơn, hoặc ít nhất là làm tăng nghiêm trọng nguy cơ mắc bệnh tim.

Đại học San Francisco, California (Mỹ) báo cáo rằng tiếp xúc lâu dài với không gian bên ngoài thực sự có thể tạo ra những chất độc hại đối với hệ thống tim mạch của con người. Điều này là do sự kết hợp độc hại của bức xạ và thiếu trọng lực, khiến hệ tuần hoàn khó thực hiện công việc của nó hơn.

Ngoài ra, tâm thất trái và phải của tim đều sẽ giảm khối lượng. Điều này có thể đến từ sự sụt giảm của máu và cơ tim. Nhịp tim của các phi hành gia trong không gian thấp hơn so với trên Trái đất. Khi họ đứng trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS, nhịp tim chỉ tương đương với trạng thái nằm trước chuyến bay. Huyết áp trong không gian cũng sẽ thấp hơn bình thường.


Hệ tuần hoàn chịu ảnh hưởng rất lớn của lực hấp dẫn trên Trái đất. Ví dụ, các tĩnh mạch ở chân phải có khả năng chống lại trọng lực để đưa máu trở lại tim. Khi ở ngoài không gian, tất cả những tác động của trọng lực đều biến mất, hình dạng cũng như kích thước mạch máu và tim sẽ thay đổi.

Nhưng đó không phải là tất cả những vấn đề đối với cơ thể. Theo bác sĩ Marlene Grenon, Trường Y học Harvard, các mô phỏng trọng lực thấp cho thấy sự sống trong không trọng lực thậm chí có thể thay đổi cách một số gen được biểu hiện trong tế bào - đặc biệt là những gen dẫn điện của tim. Những thay đổi trong các tế bào này có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn nhịp tim cao hơn.

Theo ScienceAlert, việc sinh sống trong môi trường không trọng lực hoặc trọng lực thấp giúp cho việc bơm máy trong cơ thể trở nên dễ dàng hơn, tuy nhiên đây không phải là một điều tốt đối với cơ thể, nó sẽ khiến cho trái tim dần trở nên lười biếng và ngày càng kém khỏe mạnh hơn.

Cơ thể của bạn sẽ lão hóa nhanh hơn

Trọng lực đóng một vai trò rất lớn trong khả năng bổ sung mô xương, chức năng xương và tế bào của cơ thể. Theo  Đại học San Francisco, California, khi sinh sống trên Hành tinh Đỏ, do trọng lực yếu hơn Trái đất rất nhiều và điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt mô xương.

Điều này có nghĩa là các phi hành gia cư trú trên sao Hỏa không chỉ dễ bị gãy xương hơn mà họ còn bị mất mật độ xương với tốc độ ngày càng nhanh, khiến các thành phần xương của họ bị lão hóa sớm.

Hơn nữa, quá trình lão hóa nhanh có thể bắt đầu từ xương, nhưng chắc chắn nó không kết thúc ở đó. Newsweek đưa tin vào năm 2021, một nghiên cứu mới cho thấy việc tiếp xúc với bức xạ trong không gian cũng gây ra lỗi trong quá trình sao chép DNA, đây là một vấn đề khác khiến cơ thể các phi hành gia già đi trước tuổi. Các chuyên gia ước tính rằng sao Hỏa có mức bức xạ cao hơn 17 lần so với Trái đất.

Hệ thống miễn dịch suy yếu

Hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường ngoài không gian. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều này bao gồm: bức xạ, môi trường không trọng lực, tâm lý căng thẳng, sự cô đơn, thay đổi nhịp sinh học và chu kỳ giấc ngủ.


 Khả năng nhiễm trùng của các phi hành gia cao hơn trong điều kiện ngoài không gian.

Bên cạnh đó, khi sinh sống bên ngoài không gian hay sao Hỏa, chúng ta sẽ bị cô lập và việc tiếp xúc nhiều với vi khuẩn từ chính cơ thể phi hành gia và của các thành viên khác cũng sẽ thay đổi hệ miễn dịch của họ. Khả năng nhiễm trùng của các phi hành gia được đánh giá cao hơn trong điều kiện ngoài không gian, nơi họ có thể phơi nhiễm với cả các tác nhân ngoài Trái đất.

Sức bền kém hơn

Sức bền thể chất thường được đánh giá thông qua lượng oxy tối đa mà cơ thể có thể sử dụng suốt một quá trình tập thể dục. Các thay đổi về hệ tuần hoàn và hệ vận động nói trên đều góp phần vào việc làm giảm sức bền thể chất của phi hành gia.

Một nghiên cứu trước đây cho thấy sau 9 đến 14 ngày trong vũ trụ, lượng oxy tối đa mà cơ thể tiêu thụ sẽ giảm từ 20% đến 25%. Tuy nhiên, sau khoảng 5 đến 6 tháng trong môi trường không trọng lực, con số bắt đầu được cải thiện. Điều này cho thấy cơ thể đã có dấu hiệu thích nghi, mặc dù vậy, nó không bao giờ trở lại được trạng thái ban đầu khi ở Trái đất.

Cập nhật: 25/10/2024 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video