Bí mật của loài lừa hoang châu Phi có "chân ngựa vằn"

Lừa hoang châu Phi là thành viên hoang dã của họ ngựa, và được cho là tổ tiên của lừa nhà. Chúng sống trong các sa mạc và các khu vực khô cằn của châu Phi như Eritrea, Ethiopia và Somali.

Vào ngày 20 tháng 8 vừa qua, một chú lừa nhỏ kỳ lạ được sinh ra tại vườn thú Marwell ở Hampshire, Anh, nó thực sự có đôi chân giống ngựa vằn nhưng dường như những phần còn lại thì giống hệt một con lừa bình thường.

Nhưng những người trông coi vườn thú lại rất phấn khích, bởi danh tính thực sự của nó thực ra là loài lừa hoang châu Phi, được liệt vào danh sách một trong những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới. Sự ra đời của nó đã mang lại hy vọng mới cho sự tiếp nối của loài này.


Vườn thú Marwell ở Hampshire, Anh, chào đón sự ra đời của một chú lừa hoang châu Phi đực, là một trong những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới. (Ảnh: Britannica).

Darren Ives, người chăm sóc động vật cao cấp tại vườn thú Marwell, cho biết chú lừa con chưa được đặt tên này có đôi chân gầy gò, đôi tai mềm và giống như hầu hết các loài họ ngựa khác, nó có thể đứng dậy và thậm chí sớm có thể chạy ngay sau khi được sinh ra.

Nó hiện đang sống trong một chuồng với lừa mẹ có tên là Nadifah, trong khi bố của nó là Lars đã tạm thời bị đưa ra khỏi chuồng, mục đích của việc di chuyển này là để chú lừa nhỏ thiết lập mối quan hệ thân thiết với mẹ của mình càng sớm càng tốt.

Trong tự nhiên, mối quan hệ giữa lừa con và mẹ của nó là vô cùng quan trọng đối với sự sống còn. Vì vậy người nuôi muốn khuyến khích những mối liên kết tương tự ở động vật bị nuôi nhốt.


Con vật trông giống như một con lừa bình thường, nhưng lại có chân của loài ngựa vằn. Sự ra đời của sinh vật này đang làm dấy lên hy vọng rằng loài vật đang bị đe dọa nghiêm trọng này sẽ tiếp tục sống sót. (Ảnh: Britannica).

Đây thực sự không phải là lần đầu tiên một con lừa hoang châu Phi được sinh ra ở sở thú. Những người quản lý vườn thú chịu trách nhiệm về loài lừa hoang dã châu Phi "vô cùng tự hào" về chương trình nhân giống đa thế hệ của họ, chương trình này ngày càng trở nên quan trọng khi hoạt động săn bắn và quần thể động vật hoang dã đã suy giảm trong lịch sử.

Lừa hoang châu Phi

Lừa hoang dã châu Phi được liệt kê là loài cực kỳ nguy cấp trong Danh sách đỏ các loài bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), ước tính hiện có ít hơn 200 cá thể lừa hoang dã châu Phi trong tự nhiên.

Lừa hoang châu Phi có bộ lông ngắn và mịn, có màu từ xám nhạt đến hung, bụng và chân màu trắng, ở chân còn có sọc ngang màu đen, rất giống ngựa vằn và ở nhiều cá thể, chúng còn có một sọc dài, sẫm màu trên lưng và một sọc trên vai, Ngoài ra loài này còn có bờm thẳng đứng sau gáy, đầu màu đen, tai to và mềm với viền đen, đuôi cũng có màu đen.


Trong hàng nghìn năm, những con lừa đã trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy các nền văn minh của loài người tiến lên. Loài động vật này đã giúp con người kéo các phương tiện có bánh, chở khách du lịch và di chuyển hàng hóa trên khắp thế giới. (Ảnh: Thoughtco).

Ngày nay, lừa hoang châu Phi sống ở các vùng của Eritrea và Ethiopia, ngoài ra còn có một số quần thể ở Djibouti, Somalia, Sudan và Ai Cập. Chúng có xu hướng sống ở vùng núi, vùng bán sa mạc, rừng rậm bán khô cằn và đồng cỏ có nước mặt.

Chúng sống theo nhóm và có hệ thống xã hội rất linh hoạt, thường tụ tập thành từng nhóm tạm thời lên tới 50 cá thể và có thể đơn giới tính hoặc hỗn hợp. Trong một quần thể hỗn hợp, một con đực trưởng thành sẽ dẫn đầu quần thể và kiểm soát một phạm vi rộng lớn, thường ở gần nguồn nước ổn định. Trong khi đó, ở các nhóm đơn giới thì những con cái thường tạo thành các nhóm với đàn con của chúng.


Lừa nhà hiện đại (Equus asinus) được lai tạo từ loài lừa châu Phi hoang dã (E. africanus) ở đông bắc châu Phi trong thời kỳ tiền triều đại của Ai Cập, khoảng 6.000 năm trước. (Ảnh: Foxnews).

Những khu vực lừa hoang châu Phi sống tương đối khô cằn nên chúng có khả năng chịu hạn rất tốt và có thể tồn tại tới 4 ngày mà không cần nước. Chúng sẽ cố gắng tìm những khu vực râm mát để tránh thời điểm nóng nhất trong ngày, loài này thường hoạt động mạnh vào buổi sáng sớm và buổi chiều khi mặt trời sắp lặn. Là động vật ăn cỏ, chúng ăn chủ yếu là cỏ, thỉnh thoảng bổ sung thêm lá, cây ống và thảo mộc.

Lừa hoang châu Phi thực hành chế độ đa thê, và lừa hoang đực ở mỗi lãnh thổ sẽ giao phối với nhiều con cái. Chúng sinh sản vào mùa mưa vì vào thời điểm này nguồn thức ăn dồi dào có thể hỗ trợ nhu cầu dinh dưỡng của con cái. Lừa hoang sơ sinh được coi là trưởng thành về giới tính sau 3-4 tuổi, chúng sẽ sinh con vào tháng 10 đến tháng 2 hàng năm.


Hai phân loài lừa hoang dã được cho là có vai trò trong sự phát triển của loài lừa hiện đại: lừa Nubian (Equus africanus africanus) và lừa Somali (E. africanus somaliensis). Mặc dù hai loài lừa này vẫn còn sống cho đến ngày nay, nhưng cả hai đều được liệt vào danh sách cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ IUCN. (Ảnh: Thoughtco).

Tại sao lừa hoang chây Phi lại có nguy cơ tuyệt chủng?

Tên thực tế, lừa hoang châu Phi đã bị bắt trong tự nhiên và được thuần hóa trong nhiều thế kỷ, và độ thuần chủng di truyền của chúng đã bị tổn hại do việc lai giống với động vật nuôi nhốt.

Mặc dù là loài động vật được bảo vệ ở cấp độ thế giới, nhưng lừa hoang châu Phi vẫn bị săn bắt ở Ethiopia và Somalia để lấy thức ăn và nguyên liệu làm thuốc. 

Lừa hoang châu Phi cũng phải cạnh tranh thức ăn và nước uống với vật nuôi của con người, điều này khiến việc sinh tồn của chúng trở nên khó khăn hơn, nhưng tệ hơn nữa, một số chủ sở hữu phát hiện ra rằng chúng cạnh tranh thức ăn với vật nuôi và trực tiếp giết chúng.


Tình trạng nghèo đói cùng cực ở châu Phi đã gây ra nhiều vấn đề, khi con người thậm chí không thể duy trì được lương thực và quần áo, họ đương nhiên không có thời gian để nâng cao nhận thức về bảo vệ động vật, do đó, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Châu Phi vẫn chưa được bảo vệ đúng mức. (Ảnh: Thoughtco).

Cập nhật: 09/09/2023 Phụ Nữ Số
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video