navigation

Bí mật nguồn gốc phát hiện ra đảo Madagascar được tiết lộ

Madagascar được phát hiện và định cư bởi một nhóm khoảng 30 phụ nữ, chủ yếu là người gốc Indonesia, có thể đã dạt vào đảo trong một tai nạn tàu khoảng 1200 năm trước. Phát hiện này phủ nhận giả thuyết trước đó là hòn đảo này được phát hiện bởi các thương nhân Indonesia khi di chuyển dọc theo bờ biển Ấn Độ Dương.

Theo New Discovery, Murray Cox, nhà khoa học đứng đầu nhóm nghiên cứu đưa ra phát hiện này, cho biết: “Tôi e rằng những người đầu tiên định cư ở đây không phải là dân đi biển của Amazon. Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng hòn đảo này được định cư bởi một nhóm nhỏ các phụ nữ Indonesia, khoảng 30 người. Tuy nhiên, từ gene di truyền, chúng tôi đoán rằng, ít nhất, cũng có vài người đàn ông Indonesia đi cùng với họ".


Phụ nữ Madagascar.

Cox, giảng viên cao cấp tại Viện Sinh học Phân tử tại Đại học Massey và những đồng nghiệp của ông đã phân tích mẫu di truyền từ 2.754 cá nhân được thu thập từ 12 quần đảo Indonesia. Sau đó, họ đã tiến hành so sánh kết quả với thông tin di truyền từ 266 cá nhân từ ba nhóm chủng tộc trên đảo Madagascar.

Kết quả cho thấy gen của nhiều cư dân trên đảo có nhiều mối liên hệ với người Indonesia. Công việc “dò tìm” AND này cho thấy có khoảng 30 người phụ nữ Indonesia đã hình thành nên dân tộc Malagasy (cư dân bản địa trên đảo Madagascar), với sự đóng góp sinh học nhỏ hơn nhiều từ châu Phi.

Cox cho biết thêm rằng: “Số lượng nhỏ những phụ nữ Indonesia phù hợp với sức chứa của những chiếc thuyền du lịch”. Khoảng cách giữa Indonesia và Madagascar là gần 5.000 dặm nên chắc hẳn những người phụ nữ đầu tiên phát hiện ra Madagascar và những người bạn đồng hành của họ đã có một cuộc hành trình dài, và có lẽ đó là một cuộc hành trình ngoài ý muốn.

Madagarcar là một trong những nơi cuối cùng trên trái đất được định cư, cùng với các hòn đảo xa xôi khác như New Zealand, Hawaii. Việc tìm ra mối liên hệ giữa người Indonesia và nhóm người định cư trên đảo Madagascar theo Cox là vô cùng khó khăn. Bằng chứng khảo cổ học hiện nay chỉ có được rất ít, bao gồm một vài khúc xương được đánh dấu bởi các công cụ bằng đá và tỉ lệ tăng lên của các vụ cháy rừng, cho thấy dấu vết của những người định cư.

Theo Genk