Bí quyết hấp dẫn bạn tình của động vật

Một nhóm nghiên cứu Mỹ đã khám phá ra các cơ quan cảm thụ mới mà chuột dùng để phát hiện pheromone - loại hoóc môn giới tính do bạn tình tiềm năng giải phóng. Đáng chú ý là con người cũng có khả năng "đánh hơi" tương tự.


Nhiều động vật đáp ứng với các tín hiệu hoá chất tình dục, hay các pheromone.
(Ảnh: worth1000)

Chuột, giống như các loài thú khác, có thể phát hiện nhiều mùi vị khác nhau, nhờ các cơ quan cảm thụ (thụ quan) gắn liền với những tế bào đặc biệt nằm trong mũi. Khi một mùi bay đến "gõ cửa" thụ quan, một tín hiệu sẽ được gửi đến trung tâm xử lý trong não - nơi xác nhận nó như là một mùi cụ thể.

Tiến sĩ Linda Buck (Ảnh: fhcrc.org)
Các loài thú có khoảng 1.000 thụ quan mùi vị khác nhau, tạo cho chúng khả năng nhận diện và phân biệt một số lớn các mùi.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một họ thụ quan mới, nằm trong niêm mạc mũi của chuột. Chúng đáp ứng với các hoá chất tự nhiên dễ bay hơi gọi là amine (dẫn xuất từ ammoniac). Các thụ quan này phát hiện được vài hoá chất trong nước tiểu của chuột, trong đó có một hoá chất liên quan đến stress và các hoá chất khác được xem là tín hiệu giao phối.

Gene giải mã những thụ quan nói trên được tìm thấy không chỉ trên chuột mà còn cả trên cá và con người, chứng tỏ con người cũng bị ảnh hưởng bởi các hoá chất được sử dụng trong trò chơi tình yêu.

Nghiên cứu được thực hiện bởi tiến sĩ Linda Buck và Stephen Liberles từ Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson ở Seatle, Washington, Mỹ.

T. An

Theo BBC, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video