Việc sơ cứu khi bị rắn cắn, nhất là khi bị rắn độc cắn cần kịp thời, đúng cách. Nếu không, bạn rất có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong tại chỗ.
Khi bị rắn độc cắn, sơ cứu vết thường là vô cùng quan trọng nếu không được xử lý tốt sẽ nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân. Vì vậy mỗi người hãy tự trang bị cho mình những kỹ năng sơ cứu khi bị rắn cắn phòng khi cần thiết.
Phân biệt rắn độc và rắn không độc
Làm thế nào nạn nhân và người thân biết đó là rắn độc hay rắn không độc, bác sĩ Trần Văn Hoàng, phó giám đốc Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu và chế biến dược liệu Quân khu 9 (còn gọi là Trại rắn Đồng Tâm), giải thích:
Trước hết xem xét triệu chứng tại chỗ như: dấu răng, phù nề, màu sắc vùng da bị cắn...
Nếu là rắn thường (rắn không độc) như: trăn, rắn nước, rắn ri cá, rắn ri voi, rắn bông súng, rắn lục cườm... thì không có tuyến nọc và không có răng độc mà chỉ có răng hàm, nên khi cắn để lại vết cắn hình vòng cung, dấu răng đều nhau hoặc để lại răng trên vết cắn.
Rắn độc: có răng độc (hay răng khóa). Rắn độc có hai tuyến nọc và hai răng độc, do đó khi cắn mổ từ trên xuống có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại hai dấu răng trên vết cắn.
Rắn độc cắn thường có hai dấu răng nhưng đôi khi cũng chỉ có một dấu răng hoặc ba, bốn dấu răng. Do đó nên khám xét kỹ, tránh bỏ sót.
Phía trên là vết cắn của rắn độc với hai dấu răng độc lớn, phía dưới là rắn lành với vết cắn hình vòng cung.
Thứ hai, dựa vào triệu chứng toàn thân. Rắn không độc cắn: phản ứng tại chỗ nhẹ, ít; phản ứng toàn thân không có. Rắn độc (rắn hổ, rắn lục): nạn nhân sẽ trào đờm, sụp mi, mờ mắt, miệng há không được, nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ, chảy máu toàn thân, nôn ra máu...
Hình ảnh người thật khi bị rắn độc cắn, máu rỉ ra từ hai chỗ bị răng độc găm vào rất rõ
Cách xử lý khi bị rắn cắn
Nếu bị nhóm rắn hổ cắn
- Bước 1: băng ép (garô): Phải nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết cắn 3-5cm. Garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như: dây thun, dây chuối, dây quai nón... Chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô.
- Bước 2: tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iốt 2%...
- Bước 3: rạch rộng vết cắn hình chữ thập (+). Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt dây thần kinh, mạch máu và dây chằng.
- Bước 4: hút máu tại chỗ rắn cắn.
- Bước 5: dùng thuốc đơn giản rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.
Nếu bị nhóm rắn lục cắn
Việc cần làm là giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Do đó không cần garô, không rạch rộng, không hút máu. Lý do là garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, nếu nạn nhân bị nhóm rắn hổ cắn, thời gian bị cắn đến tử vong nhanh nhất khoảng 90 phút, còn các loài rắn khác chậm hơn. Do đó cần phải chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu hồi sức trước thời gian đó. Tránh đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân.
Video: Kỹ năng sơ cứu và xử lý khi bị rắn độc cắn:
Không áp dụng các biện pháp sau khi bị rắn cắn
Garô: Garô tức là làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch (mạch máu vận chuyển máu từ tim đi nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể), gây đau, rất nguy hiểm và không thể duy trì lâu (không quá 40 phút), chân tay rất dễ bị thiếu máu nguy hiểm. Nhiều trường hợp sau đó phải cắt cụt chân tay vì garô.
Trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn với biện pháp này.Các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy các biện pháp này không có lợi ích, rõ ràng gây hại thêm cho bệnh nhân như tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh,... nhiễm trùng nặng thêm.
Đây là hình ảnh sơ cứu của ép bất động. Biện pháp này không được dùng khi bị rắn lục cắn.
Hút nọc độc. Việc hút này không có hiệu quả và thậm chí còn làm vết thương nặng thêm.
Biện pháp chườm đá (chườm lạnh) đã được chứng minh rõ ràng có thể gây hại. Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo đều không có ích lợi, nếu đắp tại vết cắn dễ gây nhiễm trùng thêm, khi uống có thể gây hại cho nạn nhân.
Nhiều thuốc y học dân tộc dùng dạng uống đặc biệt dễ gây nguy hiểm thêm cho nạn nhân như gây co giật (vì có chứa mã tiền) mặc dù không chữa được liệt, gây đau bụng, nôn, ỉa chảy rất nặng sau đó là mất nước, mất muối, bị sốt hoặc tắc ruột vì táo bón,...
Sử dụng "hòn đá chữa rắn cắn" cũng không có lợi ích gì. Ngoài ra, biện pháp gây điện giật cũng không nên làm cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có huyết thanh kháng nọc rắn để cấp cứu cho bệnh nhân.