Các nhà khoa học tuyên bố rằng bia – chứ không phải bánh mì – là lý do để những người đàn ông cổ đại giao lưu và thích nghi với xã hội.
Người cổ đại đã bắt đầu chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái lượm sang trồng trọt ngũ cốc. Các chuyên gia đã cho rằng bia là khởi nguồn của sự mong muốn một cuộc sống ổn định của người cổ đại. Một trong số đó là Patrick McGovern - giám đốc của dự án khảo cổ học về ẩm thực sinh học, lên men đồ uống, và Y tế tại Đại học Pennsylvania.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng, người cổ đại trồng ngũ cốc chủ yếu để làm bia, chứ không phải bánh mì.
Ông Patrick cho rằng bia có nhiều lợi thế, chẳng hạn như chúng chứa hàm lượng vitamin B cao, các acid amin thiết yếu. Và thực tế, uống bia an toàn hơn uống nước vì quá trình sản xuất, bia đã được diệt sạch vi khuẩn và virus.
Ông Patrick cũng đưa ra những dấu vết của cây xô thơm và húng tây có chứa chất chống ung thư, đã được tìm thấy trong những vại bia ở Ai Cập cổ đại. Tương tự, cây ngải tây chứa chất chống ung thư cũng đã được tìm thấy trong rượu gạo của người cổ đại Trung Quốc.
Bia cũng đóng vai trò quan trọng trong những hoạt động của cộng đồng như các nghi lễ, lễ kỉ niệm…
Lý thuyết về tầm quan trọng của bia lần đầu tiên được viết học giả Robert Braidwood tại Đại học Chicago trong những năm 1950. Ông đưa ra nhiều bằng chứng về việc sử dụng chủ yếu ngũ cốc để làm bia ở các khu định cư của những người Natufians đã sống từ 13 nghìn đến 19 nghìn năm trước Công nguyên, nay là người Syria, Jordan và Israel.
Cùng với Braidwood, một giáo sư nhân chủng học tại Đại học Pennsylvania đã đưa ra những bằng chứng ít ỏi về sự phổ biến của bánh mì.