Bọ chét trên chuột truyền vi khuẩn hại tim.

Vi khuẩn có thể gây ra bệnh tim nguy hiểm ở người, loại vi khuẩn này được truyền bởi những con bọ chét sống ký sinh trên chuột. Điều này làm dấy lên mối lo ngại rằng căn bệnh sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với con người. Nghiên cứu được công bố trên số ra tháng 12 tờ Medical Microbiology cho thấy chuột nâu, loại chuột lớn nhất và phổ biến nhất tại Châu Âu, có thể chính là đối tượng mang loại vi khuẩn nói trên.

Kể từ đầu những năm 1990, trên 20 loài vi khuẩn Bartonella được phát hiện. Chúng được coi là những mầm bệnh đang phát triển mạnh đối với động vật bởi chúng có thể gây bệnh nghiêm trọng cho con người trên toàn thế giới, từ bệnh tim cho đến nhiễm trùng lá lách và hệ thần kinh.

Giáo sư Chao-Chin Chang thuộc Đại học quốc gia Chung Hsing tại Đài Loan cho biết: “Một loài mới có tên Bartonella rochalimae mới đây được phát hiện thấy ở bệnh nhân bị sưng lá lách. Bệnh nhân này đã từng đi đến Nam Mỹ. Sự kiện đã làm nảy sinh mối lo rằng có thể đó là mầm bệnh mới xuất hiện. Do đó, chúng tôi quyết định tìm hiểu sâu hơn để xác định liệu loài gặm nhấm sống gần với môi trường của con người có mang vi khuẩn này hay không”.

Các nhà khoa học phát hiện thấy động vật gặm nhấm có mang một số loài vi khuẩn Bartonella gây bệnh, ví dụ như B. elizabethae có thể gây ra viêm màng trong tim và vi khuẩn B. grahamii gây ra viêm thần kinh ở người. Mặc dù các nhà khoa học không chắc chắn về con đường lây truyền chính, các căn bệnh truyền nhiễm này có nguy cơ lây lan qua bọ chét rất cao. Ctenophthalmus nobilis là loài bọ chết sống ký sinh trên cơ thể chuột đồng đã được chứng minh là có truyền nhiễm nhiều loại vi khuẩn Bartonella khác nhau. Những mầm bệnh này cũng được phát hiện thấy ở bọ chết ký sinh trên chuột nhảy, chuột bông và chuột nâu.

Chuột nâu. Loài chuột nâu có thể mang vi khuẩn gây bệnh tim nghiêm trọng ở người. Bọ chét sống ký sinh trên chuột có thể truyền bệnh. (Ảnh: iStockphoto/Andrew Howe)

Giáo sư Chang nói: “Chúng tôi đã phân tích vi khuẩn trên loài Rattus norvegicus tại Đài Loan. Đây cũng là loài chuột nâu phổ biến nhất tại Châu Âu. Bằng cách phân tích ADN của vi khuẩn, chúng tôi phát hiện thấy một dòng rất gần gũi với B. rochalimae mới đây đã được phân lập với một bệnh nhiễm trùng ở Hoa Kỳ”.

Nghiên cứu đã lấy mẫu từ 58 động vật gặm nhấm, trong đó bao gồm 53 con chuột nâu2 con chuột nhỏ loài Mus musculus cùng với 3 con chuột đen loài Rattus rattus. 6 trong số chúng được phát hiện có mang vi khuẩn Bartonella bao gồm 5 con chuột nâu. 4 con trong tổng số 58 con mang vi khuẩn B. elizabethae gây bệnh tim ở người, và một trong số những con chuột đen có mang B. tribocorum. Tuy nhiên các nhà khoa học nhấn thấy một dòng vi khuẩn chưa hề được phát hiện thấy ở loài gặm nhấm trước đây. Đó là dòng vi khuẩn có quan hệ gần gũi với B. rochalimae.

Theo giáo sư Chang, “do nghiên cứu chỉ tiến hành với kích cỡ mẫu nhỏ, chúng ta không thể nói chắc chắn loài chuột nâu phổ biến lây truyền vi khuẩn B. rochalimae. Tuy nhiên, một số loài vi khuẩn Bartonella khác nhau chắc chắc lây truyền qua loài gặm nhấm. Kết quả nghiên cứu làm dấy lên mối băn khoăn về sự tồn tại của vật chủ và vectơ truyền nhiễm bệnh. Chắc chắn khẳng định sự cần thiết của các nghiên cứu sâu hơn”.

Tham khảo
Jen-Wei Lin et al. Isolation of Bartonella species from rodents in Taiwan including a strain closely related to 'Bartonella rochalimae' from Rattus norvegicus. Journal of Medical Microbiology, 2008; 57 (12): 1496 DOI: 10.1099/jmm.0.2008/004671-0

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video