Ảo giác không hoàn toàn phụ thuộc vào trí óc

Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Oxford phát hiện ra rằng ảo giác, khiến con người tin rằng họ có một bàn tay bằng cao su, không hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào trí óc. Họ đã quan sát cả phản ứng thể chất, và phát hiện của họ cung cấp hiểu biết mới về các trạng thái ảnh hưởng đến cảm giác về bản thân và cơ thể của bệnh nhân, ví dụ như đột quỵ, tâm thần phân liệt, tự kỷ, và rối loạn ăn uống.

Ảo giác bàn tay cao su bao gồm đặt một bàn tay cao su trước mặt người tham gia, trong tầm nhìn và gần bàn tay thật của họ. Sau đó bàn tay thật được che khuẩt bởi một vách ngăn. Nếu bàn tay thật và bàn tay cao su được chạm hoặc chọc vào theo cùng một cách và tại cùng một thời điểm, người tham gia cố gắng liên kết những gì họ cảm thấy (bàn tay thật bị chọc) và nhìn thấy (bàn tay cao su bị chọc). Họ có thể cảm thấy một sự thay đổi vị trí, trong đó họ tin rằng bàn tay thật của mình nằm tại vị trí của bàn tay cao su.

Tiến sĩ G Lorimer Moseley thuộc Khoa sinh lý, giải phẩu, và di truyền tại đại học Oxford cho biết: “Con người trải qua ảo giác kỳ lạ này. Họ sẽ nói rằng: ‘Tôi cảm thấy như tôi sở hữu bàn tay cao su’ ”.

Tiến sĩ Moseley, cùng với giáo sư Charles Spence thuộc Khoa Sinh lý học thực nghiệm và các nhà nghiên cứu tại Ý và Hà Lan, công bố trên tạp chí PNAS rằng việc hợp nhất bàn tay cao su vào cảm giác về bản thân của chúng ta tạo ra tác động về thể chất. Nó giống như họ đang “chối bỏ” bàn tay thật, khiến cho nhiệt độ ở bàn tay thật giảm. 

Người tham gia với một bàn tay bằng cao su được đặt trong tầm nhìn, trong khi bàn tay thật của họ được giấu đằng sau vách ngăn. (Ảnh: Đại học Oxford).

Tiến sĩ Mosely cho biết: “Ảo giác bàn tay thật là công cụ thích hợp để điều khiển cảm giác về bản thân. Nó cho chúng ta biết về sự bất ổn định của cảm giác của chúng ta về cơ thể, cảm giác về bản thân chúng ta là ai”

Cảm giác sỡ hữu cơ thể là khía cạnh cơ bản của nhận thức bản thân – cảm giác cơ thể thuộc về bạn và luôn luôn ở nguyên đó. Cảm giác về bản thân quan trọng này bị phá vỡ trong một số tình trạng về thấn kinh và tâm lý khác nhau, ví dụ như sau khi đột quỵ, chứng tự kỷ, động kinh, bệnh biếng ăn và chứng háu ăn.

Những người trải qua hội chứng đau cục bộ phức tạp có thể dẫn đến sự biến dạng đáng kể về cảm giác thể chất của bản thân. Họ có thể không thừa nhận một bộ phận chân tay, cảm giác nó không thuộc về mình hoặc bộ phậ đó to hơn bình thường.

Nhiều tình trạng biến dạng về hình ảnh cơ thể hoặc cảm giác sỡ hũu cũng đồng thời tạo ra sự giảm nhiệt độ ở một phần hoặc một chi của cơ thể.

Tiến sĩ Moseley cho biết: “Chúng tôi muốn biết liệu có thể tại tạo lại hiện tượng này không, để có thể điều khiển cảm giác sở hữu của cơ thể và làm giảm nhiệt độ ở một phần cơ thể hoặc một chi. Đó chính là những gì chúng tôi quan sát được”.

“Cảm giác về bản thân có từ khi chúng ta được sinh ra và từ tín hiệu liên tục mà não nhận được từ các phần của cơ thể. Chúng tôi đã chứng minh rằng đó là mối quan hệ hai chiều. Trí óc có thể ảnh hưởng đến các mô của có thể, trí óc cũng có thể kiểm soát một bố phận của cơ thể”.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video