Bò sát thời tiền sử hiện diện giữa biển cả

Cự đà biển sống ở quần đảo Galapagos, nằm ở phía tây Ecuador, cách đất liền 1.000 km. Theo các chuyên gia, loài bò sát này hiện diện ở đây từ thời tiền sử.


Môi trường sống của loài này là khu vực bãi đá, đầm lầy, rừng ngập mặn.


Cự đà biển có tên khoa học là Amblyrhynchus cristatus.


Chúng được nhà khoa học Bell mô tả đầu tiên vào năm 1825.


Con đực có chiều dài cơ thể từ 1,7 – 2m, nặng 20kg khi trưởng thành. Cự đà cái nhỏ hơn một chút. Chúng chỉ dài khoảng từ 0,6 – 1m và trọng lượng cơ thể chỉ bằng nửa con đực.


Chúng là loài gần như vô hại với con người và các sinh vật khác sống trên bãi biển.


Món ăn ưa thích của loài này là tảo và rong biển. Chiếc mũi phẳng và hàm răng sắc nhọn giúp chúng có thể ăn những mảng tảo bám chặt vào đá.


Không chỉ sống trên cạn như cự đà đất mà cự đà biển bơi lội rất cừ khôi. Chúng có thể lặn sâu 9 – 10m, với thời gian 30 phút để tìm kiếm thức ăn.


Cự đà biển bới một cái hố sâu xuống lòng đất và đẻ trứng vào đó. Trong thời gian ấp trứng, cự đà đực luôn thường trực để bảo vệ “vợ con” trước những kẻ thù bên ngoài.


Cự đà biển là loài dễ tổn thương. Loài vật này đã được công ước CITES và luật pháp của Ecuador bảo vệ.

Theo VTC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video