Bộ xương hình rồng dạt vào bờ biển New Zealand

Bộ xương có nhiều các khớp sụn, cột sống dài và đầu giống một con rồng dạt vào khu vực gần bờ, gây tò mò cho những người đi biển ở New Zealand.

Maria Lombard, một cư dân địa phương, bắt gặp bộ xương ở sát mép nước dọc bãi biển Waitarere, gần Levin, New Zealand. Lombard liền chụp lại một số bức ảnh và đăng lên Facebook hôm 9/2. "Tôi nghĩ nó giống như một con rồng với phần đầu và xương sống", Lombard chia sẻ với Stuff.co.nz.


Bộ xương của sinh vật lạ dạt vào bờ biển New Zealand. (Ảnh: Facebook).

Lúc đầu, Lombard cho rằng sinh vật biển dài hai mét này là một con lươn. Do tò mò, cô liên lạc với Bảo tàng Te Papa Tongarewa và nhanh chóng nhận được câu trả lời về nguồn gốc của bộ xương. Theo Bảo tàng Te Papa, đây là phần xác còn lại của cá đuối trơn (Dipturus innominatus). Cụ thể, bộ xương bao gồm hộp sọ và xương sống của con vật.


Một con cá đuối trơn. (Ảnh: Clinton Duffy/Bảo tàng Auckland).

Theo Grind TV, cá đuối trơn có thể dài gần 2,4 mét, chỉ yếu sống ở độ sâu 15 - 1.280m và phổ biến ở các vùng biển New Zealand. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp cá đuối trơn vào danh sách bị đe dọa do các ngư dân thường ngẫu nhiên bắt được chúng.

Cá đuối trơn cái sẵn sàng giao phối năm 13 tuổi. Nếu không bị đánh bắt, loài vật này có thể sống hơn 24 năm.

Cập nhật: 15/02/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video