Ốc đảo thức ăn biến thành "bẫy tử thần" vào mùa đông buốt giá

Những ốc đảo cung cấp lượng thức ăn phong phú cho loài vịt nhung thường nhưng cũng là "cái bẫy chết người" với con non trẻ thiếu kinh nghiệm.

Trong suốt mùa đông, Bắc Băng Dương đóng băng khiến nước bị chia tách. Tuy nhiên, vẫn có "ốc đảo" trên băng còn gọi là polynya (tạm dịch: hồ nước được lớp băng bao quanh). Diện tích của nó có thể không lớn hơn sân bóng nhưng có tới hàng nghìn "vị khách" chọn làm nơi dừng chân. Đó là đàn vịt nhung thường (Somateria mollissima).

Ốc đảo thức ăn thành "bẫy tử thần" vào mùa đông buốt giá

Loài vịt biển này được coi là loại dẻo dai nhất thế giới. Chúng đã tiến hóa một số kỹ năng sinh tồn hiệu quả, phát triển lớp lông cách nhiệt của riêng mình. Các chuyên gia nhận định, đây là loại lông vũ ấm áp nhất trong thế giới động vật. Nhờ đó giúp chúng chịu đựng được cái lạnh thấu xương.


 Bầy vịt nhung thường tập trung ở ốc đảo để kiếm mồi. (Ảnh cắt từ clip).

Sở dĩ đàn vịt "nương tựa" vào ốc đảo này cũng có lý do riêng của chúng. Chỉ cần nín thở hơn một phút, chúng có thể lặn sâu 20m và ăn thỏa thích trai, nhím biển ở bên dưới. Nguồn thức ăn bên dưới ốc đảo rất phong phú khiến chúng thỏa sức "căng bụng".

Một con vịt nhung thường có thể tiêu thụ lượng thức ăn bằng trọng lượng cơ thể trong một ngày. Dù là "mỏ thức ăn" rất hấp dẫn, nhưng thực ra khu kiếm ăn này là "cái bẫy" không hề an toàn.

Các dòng hải lưu giúp duy trì trạng thái mở cho ốc đảo. Khi cảm thấy mối nguy hại rình rập, những con lớn tuổi và có kinh nghiệm sẽ bay đi, tìm vùng nước mới an toàn hơn. Trong khi những con trẻ hơn, lần đầu trải nghiệm mùa đông giá rét sẽ ở lại. Chúng bị hấp dẫn bởi nguồn thức ăn quá dồi dào bên dưới.


 Dòng hải lưu cùng lớp băng phía trên khiến con vịt đuối sức không lên được bờ và bỏ mạng. (Ảnh cắt từ clip).

Một số con vẫn tiếp tục kiếm ăn dưới băng. Tới khi quay ngược đầu trở lại, chúng sớm bị đuối sức, không thể vượt qua lớp băng để lên bờ. Những con non nớt ít kinh nghiệm đã bị bỏ mạng bên dưới "bẫy tử thần" của ốc đảo. Bởi vậy mới nói, chỉ những kẻ mạnh, thông minh và đủ khôn ngoan mới sống sót được ở những khu vực đóng băng trên trái đất.

Vịt nhung thường là loài vịt biển lớn có thân dài từ 50 đến 71cm, phân bố khắp bờ biển phía bắc châu Âu, Bắc Mỹ và đông Siberia. Loài này sinh sản ở Bắc Cực và một vài khu vực ôn đới phía bắc khác, nhưng chúng trốn cái lạnh mùa đông bằng cách di cư về phía nam vùng ôn đới. Chúng có thể bay với tốc độ lên tới 113km/h.


Vịt nhung thường là loài vịt biển, phân bố khắp bờ biển châu Âu, Bắc Mỹ và đông Siberia. (Ảnh: Ebird).

Vịt nhung thường xây tổ ở gần biển, chất liệu làm từ phần lông nhổ ra từ ức của con mái. Loại lông này còn được con người thu nhặt để làm chăn và gối do có đặc tính bền và giữ ấm.

Cập nhật: 29/10/2022 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video