Hãy cùng khám phá những mánh lừa "móc túi" người tiêu dùng của siêu thị dưới đây và rút ra bài học để trở thành người tiêu dùng thông minh các bạn nhé!
Tìm hiểu cách xếp hàng hóa tại siêu thị
1. Mặt hàng cho lợi nhuận cao thường đặt ngang tầm mắt của người mua
Các sản phẩm trong siêu thị đều có chung một nguyên tắc: Thứ mà bạn dễ lấy được là thứ mà nhà kinh doanh muốn bán nhất. Cho nên, thường thì siêu thị sẽ đặt những sản phẩm cho lợi nhuận cao hoặc sắp hết hạn ở độ cao từ 1.5 mét đến 1.7 mét.
2. Thứ mà siêu thị muốn bán nhất thường được đặt ở bên phải
Siêu thị lợi dụng thói quen dùng tay phải của mọi người, đặt sản phẩm mà mình muốn tiêu thụ nhất, mang về lợi nhuận cao nhất ở bên phải quầy trưng bày. Cho nên, khi dạo siêu thị các bạn nên năng sử dụng tay trái để lấy đồ.
3. Sản phẩm mới sản xuất thường được bày bên trong
Khi bày các mặt hàng như sữa bò, sữa chua vào tủ bảo quản, nhân viên siêu thị thường đặt những sản phẩm mới sản xuất vào phía trong cùng. Nếu bạn muốn mua sản phẩm mới sản xuất, hãy lấy sản phẩm được bày ở phía trong cùng.
4. Giá cả “đục trong vá ngoài”
Siêu thị sử dụng hiệu ứng tâm lý, đặt giá thấp đối với các sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày như thực phẩm, để bạn hình thành ấn tượng rằng đồ của siêu thị này khá rẻ, đồng thời cho rằng mọi sản phẩm của siêu thị này đều rẻ. Sau đó, siêu thị sẽ nâng giá của một số sản phẩm khác lên để bù lỗ cho các sản phẩm kia.
5. Tiền của trẻ con là dễ kiếm nhất
Người có ham muốn mua đồ nhất là trẻ con. Lợi dụng tâm lý này, siêu thị đã đưa ra một loạt sách lược tiêu thụ để kiếm tiền của trẻ con. Một là bày các sản phẩm cho trẻ con ở quầy trưng bày. Hai là bày các sản phẩm đồ ăn, đồ chơi hấp dẫn trên đường trẻ con sẽ đi qua. Ba là đặt sản phẩm của trẻ con ngay khu vực đồ của nữ giới.
6. Lợi dụng ánh sáng của đèn điện để thu hút người tiêu dùng
Ánh sáng mờ ảo của đèn sẽ khiến cho thực phẩm càng trở nên hấp dẫn, thường thì, những loại thực phẩm như thịt sẽ sử dụng đèn màu đỏ, bánh mì thường sử dụng đèn màu vàng, hải sản thường sử dụng đèn màu xanh nước biển.
7. Sản phẩm được đóng gói trong túi to thường đắt hơn sản phẩm đóng gói trong túi nhỏ
Rất nhiều người tiêu dùng thường có tư duy “mua nhiều sẽ rẻ hơn mua ít”, thực ra, giá của những sản phẩm được đóng gói bằng túi lớn thường đắt hơn túi nhỏ. Hiện tượng này thường tồn tại ở các mặt hàng như nước uống, bim bim,... Hơn nữa trọng lượng, giá cả của những sản phẩm này thường không phải là con số tròn trịa, ví dụ như 480gr, 458gr, người tiêu dùng trong lúc nhất thời cũng không rõ rốt cuộc thì mua sản phẩm nào sẽ rẻ hơn.
8. Trưng bày bánh kẹo, tạp chí ở quầy thanh toán
Siêu thị sẽ thường trưng bày bánh kẹo, kẹo cao su, tạp chí,... ở khu vực thanh toán. Bởi khi đang chờ thanh toán, người tiêu dùng buộc phải dừng lại.