Bom hạt nhân thực sự có thể hủy diệt được Trái đất không?

Lịch sử loài người ghi lại bằng văn tự chỉ có niên đại mấy nghìn năm, chúng ta bước vào văn minh công nghiệp cũng mới chỉ vài trăm năm, trong khi đó Trái đất đã ra đời 4,57 tỷ năm và đã trải qua biết bao biến động.

Các loài trên Trái đất cũng tiến hóa và thay đổi theo từng thời kỳ, thậm chí loài khủng long thống trị Trái đất hơn 100 triệu năm. Tuy nhiên, hiện nay Trái đất vẫn ổn định, nhưng loài người thì vẫn lo lắng rằng chúng ta có thể sẽ không có khả năng chống lại một số loại thảm họa thiên nhiên trong tương lai và tuyệt diệt. Hoặc có thể chính bản thân chúng ta sẽ hủy hoại Trái đất bằng những quả bom hạt nhân, vậy điều này có thực sự có khả năng xảy ra không?

Ngay khi vũ khí hạt nhân xuất hiện vào năm 1945, chúng đã khiến cả thế giới phải kinh ngạc về sức công phá khủng khiếp của mình. Tuy nhiên, trên thực tế bom nguyên tử lúc đó mới chỉ là sản phẩm ở giai đoạn đầu và chưa trưởng thành. Lấy Hiroshima Little Boy làm ví dụ, hiệu suất nổ của nó thấp hơn 5%.

Quả bom hạt nhân mạnh nhất là bom khinh khí, phiên bản nâng cấp của bom khinh khí về mặt lý thuyết có thể đạt tới sức mạnh của hơn 10 tỷ tấn thuốc nổ. Quả bom hạt nhân lớn nhất từng phát nổ trong lịch sử là bom khinh khí Sa hoàng do Liên Xô cho nổ trong 1961. Hiệu suất nổ cao tới 5.000 tấn TNT. Đối với con người, bom khinh khí Sa hoàng có sức mạnh vô cùng khủng khiếp, nhưng đối với Trái đất, chút năng lượng nổ đó chỉ đủ để gãi ngứa, so với năng lượng do thiên tai như động đất lớn giải phóng thì quả thật năng lượng mà nó tạo ra không hề đáng kể.


Quả bom hạt nhân lớn nhất từng phát nổ trong lịch sử là bom khinh khí Sa hoàng.

Cách đây 65 triệu năm khi các mảnh vỡ của tiểu hành tinh Tutastina đâm vào Trái đất, để lại một miệng núi lửa có đường kính trung bình là 180km, gây ra những trận động đất lớn, sóng thần và siêu núi lửa phun trào trên khắp thế giới! Quy mô năng lượng của vụ va chạm này tương đương với 100 nghìn tỷ tấn thuốc nổ TNT, tương đương với 2 triệu quả bom khinh khí Sa hoàng! Tuy nhiên hành tinh của chúng ta vẫn tồn tại và không hề bị hủy diệt.

Con người tự xưng là chủ nhân của Trái đất, nhưng trên thực tế chúng ta rất khó có thể  kiểm soát được vận mệnh của chính mình, bởi vì chúng ta dễ bị tổn thương khi đối mặt với nhiều loại thiên tai.

Hiện trên thế giới có hơn 10.000 quả bom hạt nhân, nhưng rất ít quả có sức công phá lên tới hàng chục triệu tấn, thậm chí hàng triệu tấn cũng là con số khá ít ỏi. Khi hàng chục nghìn quả bom hạt nhân này nổ cùng lúc, sức công phá của chúng chắc chắn sẽ rất đáng kinh ngạc, tuy nhiên như đã nói trước đó, năng lượng này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến Trái đất, và việc hủy diệt Trái đất lại càng khó có thể xảy ra.

Nhà bác học vĩ đại Einstein từng nói rằng vật chất chứa đựng năng lượng vô cùng lớn. Nhưng cho dù đó là phản ứng tổng hợp hạt nhân hay phân hạch hạt nhân, tỷ lệ chuyển đổi năng lượng có thể đạt được trên lý thuyết vẫn là rất hạn chế, và mức chuyển hóa thực tế lại luôn thấp hơn so với lý thuyết.


Nếu tất cả những quả bom hạt nhân của con người phát nổ, môi trường sống sẽ bị hủy hoại.

Nhân loại mới chỉ làm chủ được năng lượng hạt nhân và bom hạt nhân chưa được bao lâu, và việc điều khiển được hoàn toàn phản ứng tổng hợp hạt nhân vẫn chưa thể thực hiện được, về mặt kiểm soát năng lượng thì nhân loại mới chỉ đạt được những thành công ban đầu. Và theo lý thuyết, nếu chúng ta có thể làm chủ được năng lượng phản vật chất và có thể đạt được tỷ lệ chuyển hóa 100% khối lượng thành năng lượng thì lúc đó chúng ta mới có thể đạt tới khả năng hủy diệt Trái đất hoàn toàn. Tuy nhiên lý thuyết vẫn chỉ là lý thuyết, cho tới thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa thể chứng minh được tính xác thực của phản vật chất và chưa có một ai có thể tìm kiếm và thu được năng lượng phản vật chất.

Theo đó, nếu tất cả những quả bom hạt nhân của con người hiện tại cùng nhau phát nổ thì thứ bị hủy diệt chắc chắn không phải Trái đất, thay vào đó là môi trường sống của loài người và các loài động thực vật trên hành tinh của chúng ta, lúc đó con người có thể sẽ tuyệt chủng hàng loạt, còn Trái đất thì vẫn sẽ tiếp tục tồn tại giống như sau những thảm họa đại tuyệt chủng trước đó.

Bom nguyên tử (bom A) sử dụng nguyên tắc phân hạch để sản sinh ra năng lượng. Phản ứng phân hạch xảy ra khi ta bắn các hạt neutron vào hạt nhân nguyên tử, quá trình này giải phóng năng lượng rất lớn và phóng xạ.


Để phản ứng tổng hợp hạt nhân diễn ra cần nhiệt độ lên đến 100 triệu độ C.

Sau rất nhiều cuộc thí nghiệm thì các nhà khoa học đã phát hiện ra Uranium-235 và Plutonium là những nguyên tố phù hợp nhất để thực hiện phản ứng phân hạch. Bom nguyên tử lấy năng lượng từ chuỗi các phản ứng phân hạch dây chuyền, càng nhiều phản ứng xảy ra, sức công phá càng lớn.

2 quả bom mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki năm 1945 là bom phân hạch hay còn được gọi là bom nguyên tử.

Bom nhiệt hạch (hay còn gọi là bom Hydro, bom H) sử dụng nguyên tắc tổng hợp 2 hạt nhân của đồng vị Hydro là Deuterium và Tritium để tạo ra một hạt nhân nặng hơn là Heli đồng thời giải phóng ra năng lượng.

Để phản ứng tổng hợp hạt nhân diễn ra cần nhiệt độ lên đến 100 triệu độ C. Chính vì thế bên trong các quả bom H thường có một quả bom nguyên tử (bom A) để tạo ra năng lượng đủ lớn giúp quá trình hợp hạch được diễn ra giúp quả bom phát nổ. Nhờ đó bom H có thể tạo ra vụ nổ lên đến 10.000 kiloton, mạnh hơn gấp hàng trăm, nghìn lần so với bom A. Hiện nay, mới có 6 nước chính thức sở hữu bom Hydro là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

Cập nhật: 23/09/2022 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video