Bong bóng bê tông hứa hẹn giúp phục hồi rạn san hô nhanh hơn

Thông thường, khi các nhà bảo tồn cố gắng khôi phục các rạn san hô chết hoặc đang chết, họ thực hiện thủ công bằng cách buộc các mảnh san hô sống với rạn san hô hiện có. Đó là một quá trình phức tạp và tốn thời gian. Nhờ công nghệ mới được phát triển bởi nhóm sinh thái biển SECORE International, rạn san hô có thể phục hồi nhanh chóng và dễ dàng như việc gieo hạt trong vườn.

Là một phần của dự án thí điểm diễn ra ở Curaçao, các nhà nghiên cứu bắt đầu bằng cách thu thập ấu trùng phát triển bởi các khuẩn lạc của san hô (Favia fragum) tại một rạn san hô địa phương. Trong một phòng thí nghiệm, ấu trùng sau đó đã được lắng xuống trong cấu trúc bê tông nhỏ hình chữ nhật. Một vài tuần sau, sau khi ấu trùng đã ổn định phát triển thành polyps san hô trên bê tông, các cấu trúc này gọi là cơ sở hạt giống san hô được đưa vào rạn san hô đơn giản bằng tay - chèn chúng vào các khe có sẵn.


Rạn san hô có thể phục hồi nhanh chóng và dễ dàng như việc gieo hạt trong vườn.

Một năm sau, hơn một nửa số "cơ sở hạt giống này" có ít nhất một san hô đang phát triển. Con số này có thể sẽ cao hơn nếu tảo phát triển trên các bề mặt có ánh nắng mặt trời xung quanh cấu trúc hạt giống.

Theo SECORE, việc cấy khoảng 10.000 cá thể san hô trên một héc-ta rạn san hô sử dụng các phương pháp truyền thống sẽ mất vài trăm đến vài nghìn giờ. Ngược lại, sử dụng công nghệ mới, cùng một nhiệm vụ có thể được hoàn thành dưới 50 giờ.

Tiến sĩ Dirk Petersen, giám đốc dự án cho biết: "Cho đến nay, số lượng chất nền hạt giống san hô bị hạn chế vì chúng được sản xuất theo cách thủ công bằng khuôn mẫu. Chúng tôi đang hợp tác với các đối tác của chúng tôi để thực hiện sản xuất chất nền tetrapod trên quy mô công nghiệp, với số lượng lớn và chi phí thấp hơn đáng kể".

"Nếu chúng ta có thể kết hợp phương pháp gieo trồng mới với kỹ thuật nuôi ấu trùng san hô hiệu quả hơn mà chúng tôi đang phát triển hiện tại, chi phíhồi phục rạn san hô có thể thấp hơn so với chi phí của các nỗ lực phục hồi rừng ngập mặn và đầm lầy hiện tại".

Cập nhật: 17/01/2019 Theo QTM
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video