Bông hoa 100 triệu năm nguyên vẹn như mới hái trong hổ phách

Bảy bông hoa được bảo quản hoàn hảo trong khối hổ phách 100 triệu năm ở Myanmar, bị con khủng long bạo chúa đi ngang qua quệt rơi khỏi cây.

Các nhà nghiên cứu tìm thấy khối hổ phách trong suốt ở Myanmar, bên trong đó lưu giữ bảy bông hoa nhỏ xíu với bề rộng từ 3,4 đến 5mm, Phys.org hôm 15/8 đưa tin. Những bông hoa nguyên vẹn được cho thuộc về một loài hoa ít cánh trong rừng mưa, tồn tại cách đây 100 triệu năm dưới kỷ Phấn trắng.

Theo nhóm nghiên cứu, đây là bộ sưu tập hoa lớn nhất từ thời này từng được phân tích. Họ cho biết những bông hoa trông như mới hái dù hàng trăm triệu năm đã trôi qua từ khi hóa thạch hình thành.


Bông hoa được bảo quản nguyên vẹn trong khối hổ phách suốt 100 triệu năm. (Ảnh: Đại học Oregon).

"Hổ phách lưu giữ các bộ phận của bông hoa tốt tới mức chúng trông như mới hái từ vườn. Những con khủng long có thể quệt vào cành cây, khiến hoa rơi rụng và dính vào nhựa ở vỏ cây bách tán. Nhựa cây này sau đó bị hóa thạch và trở thành hổ phách", George Poinar Jr, giáo sư danh dự ở Đại học Oregon, Mỹ, cho biết.

Cây bách tán có họ với cây thông kauri mọc ngày nay ở New Zealand và Australia. Cây thông kauri tiết ra một loại nhựa đặc biệt có thể tồn tại trong mọi điều kiện thời tiết.

Cả 7 bông hoa trong khối hổ phách đều có đài hoa tỏa ra mọi hướng. Dựa trên đặc điểm này, chúng được đặt tên là Tropidogyne pentaptera (T. pentaptera), sử dụng từ Hy Lạp mang nghĩa số 5 (penta) và cánh (pteron). Các nhà nghiên cứu so sánh những bông hoa với một loài khác tên Tropidogyne pikei (T. pikei) cũng được phát hiện gần đây trong hổ phách và nhận thấy một số đặc trưng đáng chú ý.

"Loài hoa mới có đài hoa hình mạng tỏa rộng, một đĩa mật hoa và một bầu nhụy có rãnh bên trong như T. pikei. Nhưng điểm khác biệt nằm ở hai lá noãn, cùng với hình dáng dài mảnh, và những rãnh ở bầu nhụy không có vành sẫm màu như T. pikei", giáo sư Poinar Jr nói.

T. pentaptera và T. pikei đều được phân loại trong họ Cunoniaceae, loại cây gỗ vẫn còn tồn tại ngày nay.

Những bông hoa 100 triệu năm tuổi cũng rất giống loài cây ở Australia tên coach wood tree. Loài cây này mọc cao hơn 36 mét và sống hàng thế kỷ, nhưng phân bố cách Myanmar hơn 6.400km.

Cập nhật: 19/08/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video