Boomerang - Vùng lạnh lẽo nhất trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học quốc tế vừa xác nhận tinh vân Boomerang, cách trái đất 5.000 năm ánh sáng, là vùng lạnh nhất trong vũ trụ với nhiệt độ vào khoảng -272,2 độ C.

>>> Vẻ đẹp kỳ ảo của "mắt Chúa"


Tinh vân Boomerang với hình dạng như một hồn ma - (Ảnh: Phys.org)

Theo tạp chí Astrophisical Journal, ban đầu các nhà khoa học dùng kính thiên văn vũ trụ Hubble và phát hiện tinh vân Boomerang có hình dáng kỳ lạ giống như một chiếc boomerang. Tuy nhiên, qua nghiên cứu bằng hệ thống kính thiên văn ALMA ở Chile, giới chuyên gia phát hiện hình dạng thực tế của tinh vân này giống như một hồn ma kỳ lạ.

Tinh vân Boomerang là khu vực cực kỳ lạnh lẽo với nhiệt độ xuống tới -272,15 độ C, lạnh hơn cả bức xạ nền vũ trụ (-270,35 độ C) có từ thời Vụ nổ lớn (Big Bang) và chỉ thua một chút so với độ 0 tuyệt đối (-273,15 độ C).

“Thiên thể siêu lạnh này rất kỳ lạ và chúng tôi hiểu bản chất của nó nhiều hơn với hệ kính thiên văn ALMA - chuyên gia Raghvendra Sahai thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết - Tưởng như hình dáng của nó giống một chiếc boomerang, nhưng thực tế là nó có cấu trúc lớn hơn nhiều và đang giãn nở nhanh trong không gian”.

Tinh vân Boomerang thuộc vào loại tinh vân hành tinh, nghĩa là những lớp khí và bụi do các sao giải phóng gần cuối cuộc đời của chúng. Chuyên gia Sahai cho biết qua nghiên cứu tinh vân Boomerang, các nhà khoa học sẽ hiểu biết thêm về cách các ngôi sao chết dần và trở thành tinh vân hành tinh.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video