Tháng trước, tàu đổ bộ Philae đã tạo đánh dấu một cột mốc vô cùng quan trọng trong lịch sử ngành hàng không vũ trụ, khi lần đầu tiên hạ cánh trên bề mặt của một sao chổi.
Cho đến nay, sao chổi Halley: 67P/Churyumov-Gerasimenko đã trở thành tâm điểm được thảo luận nhiều nhất giữa các nhà thiên văn học. Những dữ liệu thu thập được từ sao chổi có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu thêm về sự hình thành của vũ trụ cũng như khởi nguồn của vạn vật trên Trái đất.
Ảnh màu của sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko
Cách đây không lâu, những hình ảnh của sao chổi Halley: 67P và hình ảnh bề mặt đã được gửi về cơ quan vũ trụ Châu Âu. Tuy nhiên những hình ảnh trước đây chỉ là ảnh đen trắng, để lại cho chúng ta một câu hỏi rằng những sao chổi trong vũ trụ thực chất có màu gì?
Mới đây, những hình ảnh mới nhất của sao chổi Halley: 67P được chụp lại bởi hệ thống OSIRIS trên tàu Rosetta đã cho chúng ta thấy màu sắc chân thực nhất của sao chổi này. Hệ thống OSIRIS bao gồm một máy ảnh có phạm vi quang phổ rộng cho phép nó ghi lại màu sắc thực tế của các vật thể trong vũ trụ. Hệ thống OSIRIS cũng đã từng gửi về những bức ảnh màu thật của sao Hỏa vào năm 2007.
Theo hình ảnh được gửi về, chúng ta có thể thấy sao chổi Halley: 67P có màu đỏ. Các nhà khoa học cho biết đây là những hình ảnh màu của một sao chổi đầu tiên mà chúng ta ghi nhận. Do đó chúng ta cũng chưa biết đó có phải là màu sắc của tất cả các sao chổi trong vũ trụ hay không. Trong khi các mô tả trước đây của cơ quan Vũ trụ Châu Âu cho thấy các sao chổi có màu đen xám giống như than đá.
Nhưng dự liệu được thu thập từ sao chổi Halley: 67P đã cho thấy những hiểu biết của chúng ta về vũ trụ vẫn còn rất hạn chế, tuy nhiên với bước tiến lớn này các nhà khoa học hy vọng trong tương lai gần chúng ta có thể khám phá hết những điều bí ẩn xung quanh hệ Mặt Trời của chúng ta.
Tham khảo: CNET