Bức tranh sở hữu trí tuệ Việt Nam có những điểm sáng

Ngày 5/2/2007, Microsoft Việt Nam đã tổ chức buổi đào tạo về quyền sở hữu trí tuệ cho các nhà báo tại Hà Nội và tại thành phố Hồ Chí Minh (ngày 6/2/2007). Đây là một trong những hoạt động của hãng nhằm thực hiện cam kết giúp Việt Nam nâng cao nhận thứcvề vấn đề bản quyền.

Tại khóa đào tạo, bà Rebecca Ho, Luật sư cao cấp của Microsoft khu vực đã chia sẻ và giải thích kiến thức thiết thực về luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, góp phần mang tới các cơ quan thông tin đại chúng cái nhìn toàn diện và đúng đắn nhất về Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Theo các chuyên gia, vi phạm bản quyền không chỉ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của các ngành nghề nội địa, mà còn cản trở sự sáng tạo, đổi mới. Lợi nhuận từ việc vi phạm bản quyền sẽ tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật khác như trốn thuế, rửa tiền, trộm cắp... Chính vì vậy, việc thực thi luật sở hữu trí tuệ là cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận hưởng những lợi ích của phần mềm có bản quyền như được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nâng cấp nhanh chóng, và quan trọng nhất là tránh được các rắc rối về mặt pháp lý, cũng như ảnh hưởng xấu đến uy tín và thương hiệu công ty.

Cũng phát biểu tại khóa đào tạo, bà Rebecca Ho, cho biết: “Tôi được biết vi phạm bản quyền được bình chọn là một trong những sự kiện CNTT hàng đầu Việt Nam trong năm 2006, điều này cho thấy các bạn đã ngày càng quan tâm tới vấn đề này. Để xóa bỏ nạn vi phạm bản quyền, trước hết chúng ta cần phải hiểu biết và nhận thức rõ hơn về nó. Tuy Việt Nam vẫn còn là một trong những nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao trên thế giới, trong những tháng vừa qua bức tranh thực thi luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đã có những điểm sáng rõ rệt. Sau hàng loạt các chiến dịch thanh tra các doanh nghiệp và các doanh nghiệp kinh doanh máy tính sử dụng phần mềm vi phạm bản quyền vào cuối năm 2006, cũng như việc Việt Nam chính thức gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức hơn về quyền sở hữu trí tuệ.”

Bà Rebecca cũng phát biểu thêm: “Tôi nhận thấy chính phủ Việt Nam cũng đã nhận thức rất rõ việc thực thi luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam." Chính Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã khẳng định: “Việt Nam sẽ đẩy mạnh việc thực thi luật bản quyền, không vì lợi ích của Microsoft mà vì sự nghiêm minh của pháp luật và vì sự phát triển của Việt Nam”.

Kiểm tra bản quyền phần mềm.

Ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ Văn hoá Thông tin cho biết: "Chính phủ và các Bộ ngành liên quan sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có phần mềm, đối với các doanh nghiệp kinh doanh máy tính và những doanh nghiệp sử dụng phần mềm nhằm tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh đồng thời thúc đẩy sự phát triển của chính ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam, cũng như tái thể hiện những cam kết quốc tế của Việt Nam nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và phục vụ cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc xử lý các hành vi vi phạm bản quyền phần mềm của các đối tượng kinh doanh máy tính có cài đặt sẵn phần mềm không có bản quyền và các doanh nghiệp sử dụng phần mềm không có bản quyền trên phạm vi toàn quốc.”

Ông Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng, Cục Bản quyền Tác giả, Bộ Văn hóa Thông tin cho hay: “Để thực hiện mạnh mẽ các cam kết của mình trong việc bảo hộ quyền Sở hữu Trí tuệ phần mềm, trong năm 2005 và năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền Sở hữu Trí tuệ, hệ thống pháp luật này đã phần nào bắt kịp được với các tiêu chuẩn của hệ thống luật pháp của các nước tiên tiến trên thế giới về quyền Sở hữu Trí tuệ và cũng đã thoả mãn đầy đủ các nội dung yêu cầu của các công ước quốc tế về Sở hữu Trí tuệ mà Việt Nam đã tham gia”.

Cũng theo ông Chu, bên cạnh đó, Chính phủ Việt nam luôn sẵn sàng hợp tác với các tổ chức quốc tế để cùng trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và tổ chức các chương trình hành động để thực hiện hiệu quả việc thực thi Luật Sở hữu trí tuệ.

Theo nghiên cứu của IDC, nếu tỷ lệ vi phạm bản quyền ở Việt Nam giảm xuống con 82% vào năm 2009 thì mức tăng trưởng của ngành CNTT ở Việt Nam sẽ là 170%, tạo thêm 4.000 việc làm mới. Doanh thu ngành CNTT tăng lên khoảng 727 triệu USD. Đóng góp vào doanh thu thuế cho Chính phủ thêm khoảng 43 triệu USD.

Tỷ lệ vi phạm bản quyền của Việt Nam năm 2005 là 90%, Thái Lan 80%, Ấn Độ 72%, Malaysia 80%, Singapore 40%, Trung Quốc 86%, Nhật Bản 28%, Hàn Quốc 46%,…

L.Quang

Theo VnMedia
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video