13 loài cóc, ếch kỳ lạ: Việt Nam có 2 đại diện

  •   4,73
  • 18.073

Trong danh sách 13 con cóc, ếch kỳ lạ trên thế giới được trang mạng Listverse đưa ra, Việt Nam có 2 loài được “góp mặt”.

Cóc sừng Brazil
Cóc sừng Brazil được tìm thấy tại khu vực rừng nhiệt đới Nam Mỹ. Loài cóc sừng này có diện mạo khác xa so với những loài lưỡng cư khác. Nhờ có bộ da khá giống lá nên chúng thường ẩn mình trong lá để ngụy trang. Loài này khá hung hãn, chúng thậm chí tấn công cả con người.

Ếch bay
Ếch bay mới được phát hiện và đưa vào tài liệu hồi tháng 1/2013. Chúng có đặc điểm là có thể bay nhờ những chiếc chân có màng như chân vịt. Chúng được tìm thấy ở miền Nam Việt Nam. Để trốn tránh kẻ thù, chúng thường phải đu mình trên các cành cây. Con cái thường có sử dụng lớp da trên tay để hỗ trợ bay.

Ếch Harlequin
Ếch Harlequin sống chủ yếu ở Costa Rica. Trong những năm qua, do sự phát triển của loài nấm và do khí hậu thay đổi, số lượng loài này đã bị giảm đáng kể, và chúng đang trên bờ vực tuyệt chủng. Ếch Harlequin là loài cóc độc, nọc độc của nó mạnh hơn kali sinua 100 lần.

Cóc cây Morogoro
Cóc cây Morogoro sống chủ yếu ở vùng rừng và đồng cỏ Tanzania. Chúng có khoang màu khác (có thể là màu vàng, xám, xanh, đỏ, trắng) ở vùng mắt và các chi, thường tương phản với màu của toàn cơ thể. Trứng cóc con nở ngay trong cơ thể mẹ và khi sinh ra đã là một chú cóc hoàn chỉnh-1 điều rất hiểm ở loài lưỡng cư.

Cóc thạch anh Venezuela
Cóc thạch anh Venezuela sống chủ yếu ở vùng núi với nhiều vách đá dựng đứng. Khi gặp nguy hiểm, loài này thường cuộn tròn đầu và các chi vào cơ thể và lăn xuống ngọn đồi gần nhất. Sở dĩ chúng không gặp trầy xước gì khi lăn bởi chúng khá nhẹ, trong khi cơ lại rất khỏe.

Cóc rêu Việt Nam
Cóc rêu Việt Nam được tìm thấy trong khu vực rừng và đầm lầy ở phía bắc Việt Nam. Khi gặp nguy hiểm, loài cóc này giấu chân mình vào trong, và chỉ để cơ thể đầy rêu ra ngoài. Đây là cách ngụy trang rất khôn ngoan của chúng.

Cóc-rùa
Cóc-rùa sống chủ yếu ở vùng phía Tây Australia. Nó có một hình dáng khá lạ, nhìn trông như một chú rùa không mai, với một cơ thể tròn, màu hồng nâu, một chiếc đầu nhỏ và những chiếc chân ngắn. Chân chúng rất khỏe, có thể đào được cát và phá vỡ các tổ mối.

Ếch gương sống
Ếch gương sống chủ yếu ở vùng Amazon. Có màu xanh nhưng làn da trong suốt của chúng cho phép ta nhìn “xuyên thấu” cơ thể bên trong của chúng, kể cả khi ếch cái mang thai, ta cũng có thể thấy được trứng trong cơ thể. Cơ thể trong suốt giúp ếch ngụy trang được nhờ ánh Mặt trời.

Cóc Surinam
Cóc Surinam sống chủ yếu ở vùng rừng nhiệt đới Amazon. Khác với các loài khác, loài cóc này có đôi mắt bé nhưng thân hình dẹt, lớn. Cơ thể cóc có màu bùn nâu. Nó không có lưỡi và răng.

Cóc tím
Cóc tím là một trong những loài cóc độc và là thành viên duy nhất của họ Nasikabatrachidae. Loài cóc này có làn da mượt và tím, một thân hình tròn, lớn và những cái chân ngắn. Cóc tím chủ yếu sống ở dưới đất và chỉ lên mặt đất 2 tuần/năm.

Cóc khổng lồ Goliah
Cóc khổng lồ Goliah là loài cóc lớn nhất trên thế giới. Nó có thể dài tới 33cm và nặng tới 3kg. Cóc sống chủ yếu ở vùng tây Phi. Chúng ăn cua, rắn nhỏ và các loài cóc khác. Đôi chân cực khỏe giúp chúng có thể nhảy xa tới 10m. Đáng tiếc, loài này đang bị ảnh hưởng bởi hiện tượng săn bắn, phá rừng và các hoạt động buôn bán.


Ếch Limnonectes larvaepartus
: Hầu hết các loài ếch đều thụ tinh ngoài. Khi giao phối, con đực giải phóng tinh trùng và thụ tinh với trứng từ con cái. Trứng ếch sẽ phát triển qua giai đoạn nòng nọc (ấu trùng của ếch chưa trưởng thành) ở dưới nước và dần biến đổi thành ếch trưởng thành. Trong khi đó, những con ếch Limnonectes larvaepartus sống trong rừng mưa ở đảo Sulawesi, Indonesia, được coi là loài duy nhất trong tự nhiên đẻ trực tiếp ra nòng nọc thay vì trứng.

Ếch Rheobatrachus
Ếch Rheobatrachus.
Ấp trứng bằng dạ dày là đặc điểm khác thường của ếch thuộc giống Rheobatrachus ở Australia. Ếch cái đẻ trứng như bình thường, sau đó con đực giải phóng tinh trùng lên trứng để thụ tinh. Tuy nhiên lúc này, con cái sẽ nuốt toàn bộ trứng đã thụ tinh vào bụng và ngưng hoạt động của enzyme phân hủy thức ăn trong dạ dày. Nòng nọc phát triển trong dạ dày và ếch mẹ sẽ đẻ con ra bằng đường miệng. Theo các nhà khoa học, hai loài ếch có khả năng sinh sản đặc biệt này đã tuyệt chủng từ giữa những năm 1980.

Cập nhật: 19/02/2020 Theo Kien Thuc/vne
  • 4,73
  • 18.073