Bức tượng xưa nhất thế giới và những bí ẩn chưa lời giải

Nhắc đến Ai Cập người ta nghĩ ngay đến kim tự tháp và bức tượng nhân sư nổi tiếng. Trong đó tượng nhân sư ẩn giấu nhiều bí ẩn cho đến nay chưa có lời giải.

Bức tượng nhân sư lớn ở Giza nằm ở cao nguyên Giza, tả ngạn sông Nile, Ai Cập. Tượng mang hình dạng của một con sư tử nhưng lại có đầu người.


Toàn cảnh kim tự tháp Ai Cập từ trên cao - (Ảnh: ROBSTER).

Suốt một thời gian dài, các nhà khảo cổ phương Tây chưa bao giờ nhìn thấy nguyên vẹn bức tượng nhân sư. Khi quân đội của Napoleon xâm lược Ai Cập vào năm 1798, ông cũng chỉ nhìn thấy phần đầu bức tượng, phần còn lại bị chôn vùi trong cát.

Mãi đến năm 1936, Emil Baraize - một kỹ sư người Pháp sau nhiều nỗ lực trong suốt một thập kỷ mới có thể khai quật lại bức tượng như ngày nay.

Tạc từ một khối đá


Bức tượng Nhân sư chụp những năm 1880.


Bức tượng lâu đời nhất thế giới - (Ảnh: Alamy).

Bức tượng dài 73 mét, cao 20 mét, là bức tượng nguyên khối lớn nhất còn tồn tại trên thế giới hiện nay, đồng thời cũng là bức tượng lâu đời nhất.

Đền thờ nhân sư bên cạnh cũng được xây bằng những khối đá 200 tấn cùng niên đại với bức tượng.

Bức tượng nhân sư có thể rất quan trọng đối với vị vua đương thời, nhưng không có thông tin nào được khắc trên, trong, hay bên ngoài bức tượng cho biết ai là người xây dựng, niên đại bao lâu và ý nghĩa của bức tượng là gì?

Phần lớn giới khảo cổ học cho rằng tượng nhân sư có từ thời vua Khafra thuộc vương triều thứ 4 thời kỳ Cổ vương quốc những năm 2.500 TCN.

Ông cũng là người đã cho xây dựng kim tự tháp lớn thứ 2 tại Giza. Khafra được mô tả là vị vua độc ác, dị giáo khi đã cho đóng cửa các ngôi đền không giống với phong cách kiến trúc vua cha Khufu cho xây dựng trước đây.

"Hợp đồng" giữa vua Thutmose IV và nhân sư?


Tấm bia giấc mộng được đặt dưới chân tượng nhân sư - (Ảnh: Harvard University).

Đây là một truyền thuyết của người Ai Cập cổ đại được lưu truyền đến ngày ngay. Trước khi lên làm vua thứ 8, vương triều thứ 18 của Ai Cập, Thutmose IV trong một lần đi săn đã ngồi nghỉ dưới đầu tượng nhân sư.

Khi ngủ thiếp đi, ông mơ thấy nhân sư báo mộng, nhờ ông khôi phục lại bức tượng, đổi lại nhân sư sẽ giúp Thutmose IV làm vua.

Tỉnh dậy, Thutmose IV ra lệnh tiến hành đào cát xung quanh đầu tượng nhân sư, phát thêm phần cổ của bức tượng. Tiếp tục đào bới, ông đã khai quật và cho trùng tu bức tượng nhân sư như ngày nay.

Sau đó thực hiện lời hứa, nhân sư giúp cho Thutmose IV lên làm vua. Câu chuyện được viết trên tấm bia giấc mộng được đặt dưới chân tượng nhân sư.

Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho rằng, Thutmose IV là con của vua Amehotep II. Do không phải là thái tử được kế vị, ông đã lật đổ anh trai và cướp ngôi rồi cho dựng tấm bia giấc mộng để biện minh cho việc làm của mình.

Có thể lên đến 12.000 tuổi


Hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về niên đại của tượng nhân sư - (Ảnh: Getty Images).

Dù đa số nhà nghiên cứu cho rằng tượng nhân sư xây dựng vào khoảng 2.500 năm TCN, vẫn có nhiều nhà khoa học khác đã và đang đi tìm độ tuổi thật sự của bức tượng này.

Nhà địa chất học Robert Schoch là một trong số đó. Ông quan sát thấy lớp đất đá xung quanh bức tượng có dấu hiệu bị xói mòn từ rất lâu.

Nghiên cứu của Schoch cho rằng nguyên nhân quá trình xói mòn này là do mưa lớn liên tục trong một thời gian dài, vốn rất hiếm ở sa mạc Ai Cập. Giở lại tư liệu lịch sử, những ghi nhận địa chất học cho thấy rằng thời tiết như vậy chỉ diễn ra trong khoảng 7.000 đến 12.000 năm TCN.

Vậy phải chăng tượng nhân sư có thể có niên đại đến 12.000 TCN?

Nhân sư hay thần Anubis?


Nhân sư hay thần Anubis? - (Ảnh: Listverse).

Anubis là tên vị thần mình người đầu chó, đảm nhiệm vai trò ướp xác và cai quản cuộc sống sau cái chết trong văn hóa Ai Cập cổ đại.

Trước đây người ta vẫn cho rằng đây bức tượng nhân sư mang hình dạng của sư tử. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng trong văn hóa Ai Cập chưa từng thấy sư tử có bộ dạng như bức tượng nhân sư.

Trái lại, tấm lưng và điệu bộ cơ thể của bức tượng làm người ta liên tưởng đến một con chó hơn một con sư tử. Vậy phải chăng đây là hình ảnh của thần Anubis? Hay bức tượng đầu tiên mô tả Anubis, về sau do biến cố nào đó, người ta lại thay bằng khuôn mặt của nhân sư?

Có gian phòng bên dưới tượng nhân sư?

Tiến sĩ Joseph Schor (ĐH Florida, Mỹ) đã thực hiện những nghiên cứu về địa chất học trong khu vực tượng nhân sư và khẳng định rằng thật sự có một khoảng không gian bên dưới tượng nhân sư.

Ngoài ra, một nhóm nghiên cứu khác cũng đã cho rằng có một đường hầm nối từ tượng nhân sư sang các kim tự tháp.

Các nhóm nghiên cứu trên đã xin phép chính quyền Ai Cập cho khai quật khu vực, tuy nhiên đều bị từ chối để bảo vệ di sản. Đến nay, những khẳng định trên vẫn chưa được kiểm chứng.

Vì sao tượng nhân sư mất mũi?


Bức tượng nhân sư bị mất đi chiếc mũi - (Ảnh: Getty Images).

Chiếc mũi rộng 1 mét trên gương mặt của bức tượng đã bị mất do những vết đục bao gồm ở sống mũi và ở bên dưới lỗ mũi.

Nhà sử học người Ả Rập Al-Maqrizi viết vào thế kỷ XV rằng chiếc mũi bị mất là do sự phá hoại của Muhammad Sa'im al-Dahr - một người Hồi giáo. Người này thấy người dân cứ cúng bái bức tượng cầu xin mùa màng tốt tươi nên đã căm phẫn phá chiếc mũi bức tượng.

Sau đó, ông này bị treo cổ vì tội phá hoại.

Cũng có ý kiến cho rằng bức tượng mất mũi là do đạn đại bác quân đội Napoleon nã vào khi xâm lược Ai Cập.

Cập nhật: 21/02/2018 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video