Bước đầu thử nghiệm thành công vòng chống côn trùng sản xuất bằng máy in 3D

Thiết bị nhỏ gọn, hiệu quả mở ra một tương lai vắng bóng bình xịt muỗi độc hại, khi chỉ cần đeo nhẫn là đã có thể xua đuổi được côn trùng.

Các nhà khoa học tại Đại học Martin Luther Halle-Wittenberg (MLU) của Đức vừa phát triển thành công một loại thiết bị đuổi côn trùng mới. Với sự trợ giúp của máy in 3D, thành phần chế tạo thiết bị có thể được “nhào nặn” thành bất cứ hình dáng nào tiện cho người sử dụng. Trong thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã in 3D một chiếc nhẫn có khoang chứa chất đuổi muỗi.


Nhẫn in 3D chứa hợp chất xua đuổi côn trùng - (Ảnh: Du Fanfan).

Nguyên mẫu chất đuổi côn trùng được làm dựa trên IR3535, một hợp chất sản xuất bởi công ty MERCK. “Xịt đuổi muỗi chứa IR3535 nhẹ nhàng với làn da, và đã được sử dụng khắp thế giới suốt nhiều năm qua. Đó là lý do chúng tôi sử dụng nó trong thử nghiệm của mình”, giáo sư René Androsch tới từ Đại học MLU cho hay.

IR3535 sẽ giúp cơ thể được bảo vệ nhiều giờ đồng hồ. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu tại MLU vẫn cố gắng tìm cách kéo dài hiệu lực của thuốc, bằng cách gói gọn hợp chất đuổi côn trùng vào một khoang nhỏ để sử dụng lâu dài. Bằng một chiếc nhẫn in 3D, họ đã làm được điều đó.

Các nhà khoa học sử dụng một kỹ thuật in 3D đặc biệt để đưa chất đuổi côn trùng vào trong một khoang polymer có thể phân hủy sinh học. “Về cơ bản, chất đuổi côn trùng sẽ liên tục bay hơi để tạo thành một lớp bảo vệ người sử dụng”, Du Fanfan, tác giả chính của nghiên cứu nhận định.

Tốc độ bay hơi của chất đuổi côn trùng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm nhiệt độ môi trường, độ đậm đặc của hợp chất hay cấu trúc polymer của khoang chứa. Sau nhiều thử nghiệm trên mô hình máy tính cũng như trong phòng thí nghiệm, nhóm dự đoán chất đuổi côn trùng trong một chiếc nhẫn in 3D sẽ mất 1 tuần để bay hơi hết tại điều kiện 37 độ C, cũng chính là nhiệt độ trung bình của cơ thể.

Tuy nhiên, thiết bị chứa chất đuổi côn trùng nói trên vẫn chỉ đang mang tính thử nghiệm. Theo lời nhà nghiên cứu Androsch, nhóm sẽ cần thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu hơn nhằm tìm ra hiệu năng của thiết bị dưới điều kiện thực tế. Họ nhận định vật chất làm nên khoang chứa chất đuổi côn trùng còn có thể tối ưu hơn nữa.

Nghiên cứu đã được đăng tải trên Tạp Chí Dược Quốc tế.

Cập nhật: 19/10/2022 TTVH
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video