Bước đột phá giúp pin lithium-ion dùng được lâu hơn

Các nhà khoa học Singapore và Canada tìm ra công nghệ giúp tăng gấp đôi điện dung của lithium-ion, loại pin đang được sử dụng rộng rãi trong các điện thoại thông minh, thiết bị y tế và xe điện.


Các nhà khoa học của IBN và IREQ. (Ảnh: Channel News Asia)

Theo Channel News Asia, các nhà nghiên cứu của Viện kỹ thuật sinh học và công nghệ nanno (IBN) của Singapore và Viện nghiên cứu Hydro Quebec (IREQ) tổng hợp vật liệu được gọi là silicate-based nanoboxes.

Sử dụng loại vật liệu mới này để chế tạo pin lithium-ion sẽ giúp tăng gấp đôi công suất so với loại pin hiện có âm cực làm bằng phosphate, các nhà khoa học cho biết trong thông cáo chung hôm 25/2. Họ cho rằng công nghệ nắm giữ "chìa khóa" để có pin sạc dùng được lâu hơn cho các xe điện và thiết bị di động.

Nghiên cứu của IBN và IREQ bắt đầu từ năm 2011. Các nhà khoa học có kế hoạch cải thiện các vật liệu chế tạo âm cực mới để tạo ra loại pin lithium-ion có điện dung cao hơn, phục vụ cho thương mại.

Pin Lithium-ion đang được sử dụng rộng rãi nhằm cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, thiết bị y tế và xe điện. Độ bền, nhẹ và mật độ năng lượng cao khiến loại pin này được ưa chuộng. Do ngày càng nhiều người yêu cầu pin sạc lithium-ion cung cấp năng lượng lâu hơn, nhiều công ty đã nỗ lực tìm cách cải thiện điện dung của loại pin này.

 

Theo vnexpress.net
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video