Cá kiếm Pristis perotteti

Người Việt Nam thường gọi cá Pristis perotteti là "cá kiếm" hay "cá đao"; còn người phương Tây gọi là "cá cưa". Cá Pristis perotteti có mõm dài sọc trông giống cái cưa với những chiếc răng lởm chởm. Răng trên cưa không phải là răng thật mà chỉ là những chiếc răng bì (dermal denticle) khi đã bị gãy, mất đi thì sẽ không mọc thêm nữa.

Loại cá này có nhiều ở các vùng biển nhiệt đới thuộc Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, trong một số con sông và một số hồ lớn thông ra biển. Chúng có thể sống được ở nước mặn, nước ngọt lẫn nước lợ. Tuy có hình thù lạ lùng và đáng sợ vì chiếc kiếm nhưng cá Pristis perotteti lại là một loại cá đuối.

Cá kiếm bắt cua, tôm và nhiều loại động vật sống chui rúc dưới đáy nước. Chiếc kiếm của chúng dùng để đuổi mồi khỏi đáy nước: Chúng khuấy chiếc kiếm của mình xuống đáy, đuổi cho những con mồi trốn dưới đó phải chui lên.

Ngoài ra, cá cưa còn bắt mồi bằng cách tấn công vào những đàn cá đông đúc. Khi đã lao vào đàn cá đông đúc, cá kiếm sẽ đánh mạnh lại loạn xạ chiếc kiếm trên đầu mình. Chỉ một lát sau sẽ có nhiều con mồi không may bị trúng đòn, lăn quay ra bất tỉnh. Sau một hồi "múa kiếm" loạn xạ, cá kiếm bắt đầu bơi chậm rãi để thu chiến lợi phẩm.

Cá kiếm cũng dùng "kiếm thuật" để tự vệ mỗi khi có kẻ thù tấn công. Những cú đánh tạt qua lại rất mạnh, đủ gây thương tích trầm trọng cho kẻ thù.

Tuy cá kiếm chỉ tự vệ khi cảm thấy bị đe dọa, nhưng cũng đã có trường hợp chúng tấn công và chém bị thương chân của người bơi dưới nước. Ngư dân thường gặp chúng ở cửa sông, chiếc kiếm trên đầu hay vướng phải lưới, mỗi khi gỡ chúng thường là bị rách lưới và tay người dễ bị thương.

Chiều dài trung bình khoảng 5,5m, nhưng thỉnh thoảng cũng có những con dài đến hơn 6,1m. Cân nặng trung bình khoảng 320kg.

Cá kiếm là loại thụ tinh trong: Trứng nở trong tử cung, phôi thai tiếp tục phát triển trong tử cung mà không cần sự tiếp tế chất dinh dưỡng qua nhau thai (phôi thai độc lập với mẹ về mặt dinh dưỡng). Phôi thai được nuôi dưỡng bằng noãn hoàng (noãn hoàng nằm trong túi noãn hoàng, nối với phôi thai bằng một cuống noãn). Trước khi cá non chào đời, toàn bộ cấu trúc noãn hoàng cũng đã bị hấp thụ hết.

Mỗi lứa, cá mẹ đẻ ra khoảng 20 con non, mỗi con dài khoảng 0,5-0,8m. Lúc cá non còn trong bụng mẹ, răng trên của chiếc kiếm chưa nhô ra, mãi sau khi chào đời răng bì mới phát triển. Kích thước của răng trên chiếc kiếm của cá non sẽ nhanh chóng đạt đến tỉ lệ cân xứng sau khi cá non chào đời. Cá con đạt đến tuổi trưởng thành lúc khoảng 10 năm tuổi.

Tuổi thọ của cá Pristis perotteti có thể đạt đến 30 năm hoặc hơn.

H.T sưu tầm
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video