Cá mập thảm nuốt cá mập tre vằn

Các thợ lặn Trung tâm Nghiên cứu cấp cao về các rạn san hô (Úc) công bố “chộp” được khoảnh khắc cá mập thảm nuốt cá mập tre vằn tại rạn san hô Great Keppel thuộc rạn san ngầm lớn nhất thế giới The Great Barrier nằm ở nước này.

>>> Cá mập "trinh nữ" đẻ nhiều kỷ lục

Theo mô tả trên tạp chí khoa học Anh New Scientist, loài cá mập thảm (tên khoa học Eucrossorhinus dasypogon) thường nằm chờ đợi dưới đáy biển để săn con mồi bơi ngang qua. Con mồi thông thường của cá mập thảm là động vật không xương sống và cá nhỏ. Nhưng quan sát thực tế cho thấy tính năng nhanh nhẹn nổi bật của loài cá mập thảm đó là phục kích và đớp nhanh những con mồi lớn.


Con cá mập thảm đang nuốt cá mập tre vằn

Trong trường hợp này, con cá mập thảm có chiều dài cơ thể khoảng 125cm đã “chộp” được con cá mập tre vằn (tên khoa học Chiloscyllium punctatum) với chiều dài cũng không kém 100cm, sau đó kẻ săn mồi nuốt đầu con mồi vào bụng.

Các nhà khoa học cho biết cá mập thảm thực hiện được hành vi nuốt con mồi như trên là nhờ có cái miệng rộng và cơ hàm thật khỏe.

Thông tin trên New Scientist cho biết 13% các trường hợp cá mập cắn người là từ những con cá mập thảm, nhưng không phải chúng thích tấn công con người mà do trong lúc lặn, chúng ta vô tình đạp lên cơ thể dẹp như tấm thảm của chúng.

Theo Newscientist, Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video