Cá sấu đột biến màu cam chuyên săn dơi trong động

Một quần thể cá sấu lùn châu Phi đột biến có màu cam, chuyên sống trong hang động, ăn dơi và dế.

Nhà khảo cổ học Richard Oslisly lần đầu tiên phát hiện những con cá sấu lùn đặc biệt khi tiến vào hang động Abanda ở Gabon năm 2008 để tìm kiếm những dấu vết của người tiền sử, theo Guardian. "Chúng ta có thể nói đó là một loài đột biến, bởi những con cá sấu hang động sở hữu kiểu gene đơn bội khác biệt. Chế độ ăn cũng chúng cũng khác biệt và loài này tiến hóa để thích nghi với thế giới dưới lòng đất", Oslisly cho biết.

Hai năm sau, Oslisly quay trở lại cùng với nhà khoa học hang động Olivier Testa và chuyên gia về cá sấu Matthew Shirley. Họ bắt con cá sấu hang động đầu tiên và khi đưa nó ra ngoài trời, cả nhóm phát hiện da nó không phải màu xanh xám như cá sấu lùn châu Phi thông thường mà có màu cam.


Hang động nơi những con cá sấu cam sinh sống. (Video: YouTube).

Tính đến nay, nhóm nghiên cứu đã phát hiện một quần thể khoảng 30 con cá sấu hang động, 10 cá thể trong số đó có màu cam, và có thể vẫn còn nhiều con đang ẩn mình. Các nhà nghiên cứu tin rằng cá sấu chưa thành niên có thể ra vào hệ thống hang động qua vô số lối thông, nhưng một khi đạt tới kích thước nhất định, chúng có thể dành cả ngày trong bóng tối. "Nơi đó không khác gì nhà tù giam cầm chính những con cá sấu. Chúng ăn dơi để sống trong các hang động này và ăn cả dế bám trên những bức tường", Oslisly nói.

Theo thời gian, những con cá sấu lớn tuổi hơn bắt đầu chuyển thành màu cam. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết sự thay đổi màu sắc là do cá sấu dành quá nhiều thời gian ngâm mình trong hỗn hợp nước kiềm và phân dơi, khiến da chúng bị tẩy màu.

Cá sấu là động vật máu lạnh, có nghĩa chúng cần dựa vào nhiệt độ xung quanh để tồn tại. Nhưng theo Oslisly, điều kiện sống của cá sấu hang động không khác cá sấu sống ngoài trời. Cả hai loài đều săn mồi trong bóng tối. Cá sấu lùn châu Phi chủ yếu hoạt động về đêm. Nhiệt độ trong nước hang động luôn ở mức ổn định là 22 độ C.

Cá sấu lùn châu Phi, phân bố ở Tây Phi và Trung Phi, là loài cá sấu nhỏ nhất thế giới với chiều dài tối đa chưa đến hai mét, dù phần lớn không bao giờ dài quá 1,5m. Nghiên cứu trong vài năm qua chỉ ra có thể tồn tại ba phân loài riêng biệt trong khu vực, chưa bao gồm những con cá sấu hang động kỳ lạ.


Con cá sấu hang động màu cam đặt bên cạnh cá sấu lùn bình thường. (Ảnh: Olivier Testa).

Bằng chứng di truyền cho thấy cá sấu hang động có thể tách ra từ loài họ hàng sống ngoài trời. Một bộ gene đơn bội của cá sấu hang động không được tìm thấy ở cá sấu lùn châu Phi. "Những con cá sấu trong hang động Abanda nổi lên như một quần thể gene tách biệt", Oslisly giải thích. Ông nói dữ liệu hiện nay chỉ ra quần thể cá sấu hang động này tách ra cách đây hàng nghìn năm.

Các nhà nghiên cứu khá băn khoăn về nơi loài vật này sinh sản. Những con nhỏ hơn có thể mò vào trong hang để sinh sản. Nhưng nếu những con cá sấu lớn nhất bị mắc kẹt, chúng có làm tổ trong hang động không hay từ bỏ việc giao phối?

Nhóm của Oslisly cho rằng cá sấu có thể sử dụng hang động vì nhiều lý do, bao gồm cung cấp nguồn thức ăn ổn định và nơi trú ẩn an toàn trước động vật săn mồi. Oslisly và cộng sự đang làm việc để biến khu vực thành một khu bảo tồn động vật hoang dã để bảo vệ loài cá sấu đột biến.

Cập nhật: 30/01/2018 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video