Cá voi và dơi có điểm chung

“Chim trời cá nước” thì làm sao có điểm tương đồng? Điều này đúng vào thời điểm cách đây 45 triệu năm khi cá voi mới từ đất liền quay về đại dương. Thế nhưng 7 triệu năm sau, hai loài khác biệt hoàn toàn về môi trường sống này bắt đầu giống nhau về khả năng định vị mục tiêu bằng tiếng vang. Hóa thạch mới khai quật gần đây cho thấy các loài cá voi có răng (như cá nhà táng) đã phát triển khả năng định vị mục tiêu bằng tiếng vang giống như loài dơi nhằm thích nghi với việc tìm kiếm thức ăn dưới đáy đại dương tăm tối. 

Theo các chuyên gia sinh vật đại dương Mỹ, ban đêm trong lúc di chuyển từ lòng biển sâu lên mặt nước, mực ống khổng lồ hay “đụng mặt” cá voi. Khi phát triển khả năng định vị bằng âm, cá voi có thể lặn sâu hơn và bám theo mực xuống tận đáy biển, nơi chúng có thể tìm thấy nguồn thức ăn dồi dào cả ngày lẫn đêm. Được biết, sinh vật thân mềm, như mực ống, là nguồn thức ăn giàu năng lượng và phong phú của 90% các loài cá voi có răng.

Quá trình phát triển khả năng định vị bằng âm ở cá voi và dơi là ví dụ rõ nét cho thấy hai loài rất khác nhau tiến hóa giống nhau về cách thích ứng với môi trường sống, và truyền lại cho các thế hệ sau. Quá trình này được gọi là tiến hóa đồng quy.

N.Trúc

Theo LiveScience, Báo Cần Thơ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video