Cùng xem các hãng hàng không khác nhau có cách xử lý thế nào trong việc bồi thường thiệt hại cho khách hàng khi sự cố xảy ra trong lịch sử.
Tai nạn máy bay là điều không ai muốn xảy ra bởi đó luôn là những thảm họa ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự an toàn và tính mạng của các hành khách. Tuy nhiên, khi sự cố xảy ra, các hãng hàng không bắt buộc phải có những biện pháp bồi thường thiệt hại thích đáng cho gia đình của những nạn nhân xấu số.
Mới đây nhất, thảm họa máy bay MH17 xảy ra nhưng vẫn chưa được công bố chính thức nguyên nhân. Tờ Wall Street Journal của Mỹ dẫn lời các chuyên gia cho hay, chính phủ và các hãng hàng không của Malaysia và Hà Lan là những đơn vị phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Lý do là bởi họ đã cho phép máy bay bay qua vùng có chiến sự ở Ukraine.
Ngoài ra, chính quyền Ukraine cũng như Nga có thể cũng sẽ liên đới chịu bồi thường trong sự cố này. Tuy nhiên, trước mắt, phần đông các chuyên gia đều nhận định: hãng hàng không Malaysia Airlines là đơn vị đầu tiên phải chịu trách nhiệm bồi thường cho gia đình các hành khách.
Vậy trong lịch sử ngành hàng không, còn các hãng hàng không khác trên thế giới sẽ phải bồi thường như thế nào khi có tai nạn xảy ra?
1. Hãng hàng không quốc gia Hà Lan KLM - thảm họa sân bay Tenerife
Ngày 27/03/1977 được coi là một trong những ngày đen tối nhất trong lịch sử hàng không thế giới. Tại sân bay Tenerife (Tây Ban Nha), hai chiếc Boeing 747 KLM Flight 4805 và Pan Am Flight 1736 đã lao vào nhau trên đường băng tại sân bay này trong màn sương mù dày đặc.
Hậu quả là 583 người tử nạn ngay lập tức, hai chiếc máy bay hư hại hoàn toàn và đây trở thành một trong những tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử hàng không.
Chiếc máy bay của hãng Pan Am.
Chiếc máy bay của hãng KLM.
Bản đồ mô tả vụ va chạm giữa hai chiếc máy bay.
Qua quá trình điều tra, người ta kết luận lỗi chính thuộc về cơ trưởng của chuyến bay KLM đã điều khiển máy bay cất cánh khi chưa được sự cho phép của đài kiểm soát không lưu.
Giới chức Hà Lan sau đó cũng đã thừa nhận trách nhiệm của KLM trong vụ tai nạn này. KLM đã bồi thường cho nạn nhân hoặc gia đình họ các khoản phí từ 58.000 - 600.000 USD (khoảng 1,2 - 12,6 tỷ VND).
Và đây là thực tế những hình ảnh xảy ra sau thảm họa kinh hoàng.
Toàn bộ chi phí cho hàng hóa và hư hại gây ra ước tính 110 triệu USD (tương đương 2.200 tỷ VND), tức là trung bình mỗi nạn nhân được hưởng 189.000 USD (khoảng 3,96 tỷ đồng)
2. Hãng hàng không Japan Airlines - chuyến bay 123 năm 1985
Chuyến bay 123 ngày 12/08/1985 là một chuyến bay nội địa được thực hiện bởi máy bay Boeing 747 - 146SR từ Tokyo tới Osaka. Chiếc Boeing nói trên đã bay được 25.030 giờ và từng được sửa chữa phần đuôi trong một tai nạn trước đó 7 năm.
Chiếc máy bay xấu số được chụp trước đó 3 năm trước tai nạn - vào năm 1982.
Sau khi cất cánh được 44 phút, do chênh lệch áp suất ở độ cao 7.300m, phần đuôi đã từng được sữa chữa đã nứt vỡ, gây ra hỏng hóc, khiến phi công không thể điều khiển và khống chế tình hình. Kết cục cuối cùng là cú đâm thảm khốc của chiếc Boeing vào núi Takamagahara, cướp đi sinh mạng của 520 người trên máy bay.
Duy nhất chỉ có 4 người may mắn thoát chết trong thảm họa trên. Nguyên nhân sau đó được phát hiện ra: máy bay rơi là do phần sửa chữa ở đuôi được thực hiện sai quy định nên không chịu được áp suất trên cao, làm máy bay rơi và phát nổ.
Khung cảnh tan thương sau khi chiếc máy bay đâm xuống núi.
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là sau vụ tai nạn, hãng hàng không Japan Airlines không hề thừa nhận trách nhiệm pháp lý của mình. Thay vào đó, hãng này gửi tới gia đình các nạn nhân tổng số tiền là 7,6 triệu USD (khoảng 159,6 tỷ đồng) với danh nghĩa “tiền chia buồn”. Tính trung bình, mỗi nạn nhân nhận được khoảng 304,5 triệu đồng.
3. Hãng hàng không Air France - chuyến bay 447 năm 2009
Ngày 01/06/2009, một chiếc Airbus A330 của hãng Air France đã cất cánh từ Rio de Janeiro để thực hiện hành trình tới Paris trong chuyến bay mang tên 447. Tuy nhiên, máy bay mang theo 216 hành khách và 12 phi hành đoàn này đã không bao giờ hoàn thành được nhiệm vụ của mình.
Ảnh chụp chiếc máy bay gặp nạn.
Khi đi qua vùng biển Đại Tây Dương, chiếc Airbus mất liên lạc hoàn toàn với mặt đất và biến mất khỏi radar một cách khó hiểu. Chỉ một ngày sau, các mảnh vỡ máy bay được tìm thấy trên biển và sau đó, kết luận được đưa ra: chiếc Airbus đã lao xuống Đại Tây Dương, mang theo sinh mạng của toàn bộ những người trên máy bay lúc đó.
Chấm trắng trên bản đồ biểu thị vị trí máy bay rơi.
Quá trình chụp vớt chiếc máy bay xấu số từ đáy biển Đại Tây Dương.
Sau nhiều nỗ lực điều tra, trong bản báo cáo ngày 05/07/2012, các nhà chức trách cho rằng máy bay đã rơi vì hệ thống bị lỗi, ngắt kết nối cũng như sự phản ứng không kịp thời của phi hành đoàn. Với lý do trên, gia đình mỗi hành khách xấu số nhận được 17.500 euros tiền bồi thường (khoảng hơn 507 triệu đồng)