Các nhà khảo cổ phát hiện bộ xương tổ tiên của loài rùa

Các nhà khoa học đã tìm thấy ở miền Nam Trung Quốc bộ xương một loài bò sát bất thường, cho phép tìm hiểu về loài rùa đầu tiên trên Trái đất, từng sống vào đầu kỷ Jura, tại vùng đất mà trong tương lai sẽ là châu Á.

Phát hiện của họ và hình ảnh bộ xương "tổ tiên của tất cả loài rùa" được giới thiệu trong tạp chí Nature.


Bộ xương của Eorhynchochelys.

"Lịch sử loài rùa là một trong những bí ẩn lớn của ngành cổ sinh vật học qua nhiều thập kỷ. Phát hiện xương Eorhynchochelys làm rõ tình hình và giúp chúng tôi hiểu về loài bò sát này", ông Olivier Rieppel từ Bảo tàng Fields ở Chicago (Mỹ) cho biết.

Khi nghiên cứu trầm tích giai đoạn đầu kỷ Jura, hình thành ở miền Nam Trung Quốc khoảng 220 triệu năm trước, Rieppel và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra xương của một sinh vật cực kỳ bất thường, vừa tương tự như thằn lằn nguyên thủy, vừa giống rùa.

Khi tiến hành khai quật ở thị trấn Heshantszin ở tỉnh Quý Châu, các nhà khoa học đã thấy bộ xương hai mét của loài bò sát.

Sinh vật này được đặt tên Eorhynchochelys sinensis, hoặc "con rùa có mỏ Trung Quốc", có đuôi rất dài và mỏng, xương sống của nó vẫn chưa phát triển trong dưới lớp mai.

Phát hiện Eorhynchochelys sinensis xác nhận các nghiên cứu di truyền cho thấy rùa có họ hàng với chim và cá sấu ngày nay.

Cập nhật: 24/08/2018 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video