Các nhà khoa học choáng khi phát hiện thiên hà thứ hai không có vật chất tối

Nhóm các nhà thiên văn học đến từ Mỹ và Canada đã phát hiện ra một thiên hà siêu khuếch tán đầu tiên có tên NGC 1052-DF2 (gọi tắt là DF2) hầu như không chứa vật chất tối.


Thiên hà này có tên gọi NGC 1052-DF4, bên trong không hề có vật chất tối nào cả. (Nguồn ảnh: Phys).

Được biết, thiên hà DF2 có kích thước gần bằng thiên hà Milky Way của chúng ta, nhưng chỉ có 1/200 số lượng sao. Nó nằm trong chòm sao Cetus, cách chúng ta khoảng 65 triệu năm ánh sáng và là thành viên của nhóm thiên hà NGC 1052. Giờ đây, một thiên hà tương tự cũng đã được phát hiện.

Thiên hà mới được phát hiện có tên NGC 1052-DF4 (gọi tắt là DF4), giống với DF2 về kích thước, độ sáng, hình thái và có khoảng cách tương tự 65 triệu năm ánh sáng, bên trong không hề có vật chất tối nào cả.

Các nhà thiên văn học cho biết, giống như DF2, DF4 thuộc về một nhóm thiên hà được phát hiện gần đây được gọi là các thiên hà siêu khuếch tán (UDGs).

Chúng có kích thước lớn như Milky Way, nhưng có số lượng sao ít hơn từ 100 đến 1.000 lần, khiến chúng có vẻ mờ do đó rất khó quan sát.

Việc phát hiện ra các thiên hà này rất khó để giải thích trong các lý thuyết định luật hấp dẫn trên quy mô lớn, nhưng là tiền đề quan trọng ủng hộ giả thuyết có vật chất tối tồn tại.

Cập nhật: 10/05/2019 Theo kienthuc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video