Các nhà khoa học lại muốn khoan xuyên qua lớp phủ của Trái Đất

Trong một cuộc thám hiểm khoa học đầy tham vọng sắp tới, các nhà khoa học sẽ dùng một giàn khoan mang tên JOIDES Resolution để khoan xuống đáy biển tại Ấn Độ Dương, khoan xuyên qua lớp phủ (quyển Manti) của Trái Đất - điều mà trước giờ chưa từng làm được. Bằng việc làm chưa có tiền lệ này, họ hy vọng sẽ có thêm hiểu biết về những lớp trầm tích hình thành cách đây hàng triệu năm, khám phá các chuyển động của lục địa Trái Đất thuở xa xưa,...

Tham vọng khoan xuyên qua lớp phủ của Trái đất của các nhà khoa học

Không chỉ trong truyện Doraemon mà từ nhiều thế kỷ nay, người ta luôn có suy nghĩ đào một cái hố xuyên thẳng tới trung tâm Trái Đất. Tuy nhiên, có một sự thật là cho tới hiện tại, chúng ta vẫn chưa xuyên qua được lớp phủ. Do đó lần này, các nhà khoa học quyết định sử dụng giàn khoan JOIDES Resolution (hiện đang ở Sri Lanka) để khoan và địa điểm họ chọn là vùng biển thuộc Ấn Độ Dương bởi đây là một trong những khu vực mỏng nhất vỏ địa chất Trái Đất.

Tại đó, giàn khoan dự kiến sẽ cố gắng xuyên qua 1,5km đá rắn để chính thức xuyên qua vỏ Trái Đất, tiếp cận tới các tầng địa chất sâu hơn. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, nhóm thám hiểm sẽ quay trở lại trong tương lai để khoan sâu hơn nữa, đưa công nghệ của con người xuống để khám phá những điều chưa bao giờ được biết trong lớp phủ này.


Sơ lược cấu trúc bên trong Trái Đất​.

Theo các nhà khoa học thì dưới góc độ nào đó, việc thám hiểm bên trong lòng Trái Đất còn khó khăn hơn cả việc khám phá sao Hỏa. Và trong quá khứ, con người đã bao lần muốn tiến hành nghiên cứu bên trong Trái Đất. Điển hình như hồi những năm 1960, nhiều sứ mạng khoan xuống lòng đất đã được triển khai nhưng đều chưa thể tiếp cận tới lớp phủ.

Và nếu được khoan thì giờ đây nơi mà các nhà khoa học chọn sẽ là đáy đại dương, nơi lớp vỏ Trái Đất rất mỏng và trải dài. Đồng thời, điểm được chọn sẽ là khu vực Atlantis Bank thuộc Ấn Độ Dương, nơi mà lớp manti cao hơn so với bình thường, nơi cao nhất cao cách 2,5km so với bề mặt Mohorovičić (Moho - ranh giới giữa lớp vỏ là lớp phủ củaTrái Đất).

Việc khoan xuống lòng đất sẽ giúp ích được gì? Đầu tiên, các nỗ lực trước đây nhằm tiếp cận tới lớp phủ đã mang về cho các nhà nghiên cứu những mẫu trầm tích hình thành cách đây hàng triệu năm, giúp họ hiểu được chuyển động của những lục địa trên Trái Đất thuở xa xưa. Trước đây, chúng ta đã phát hiện ra nhiều loại vi khuẩn sống ở những nơi cực kỳ sâu mà chưa từng có ai nghĩ tới, từ đó mở rộng kiến thức của chúng ta về sinh quyển Trái Đất.

Lần này, JOIDES Resolution sẽ khoan sâu hơn nữa, thu thập nhiều dữ liệu hơn nữa và các nhà khoa học hy vọng rằng bằng những thông tin này, họ sẽ hiểu được làm thế nào các mảng kiến tạo có thể di chuyển và các sinh vật đã sống trong điều kiện khắc nghiệt dưới lòng đất như thế nào?

Được biết giai đoạn đầu của dự án sẽ được triển khai vào tháng này với tên gọi SloMo Project và sẽ hoạt động cho tới hết tháng 1 năm sau. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, JOIDES Resolution sẽ tiếp tục hoạt động trở lại và khoan xuống 3km và sau đó nữa, giàn khoan lớn nhất thế giới đến từ Nhật Bản Chikyu sẽ tiếp nối công việc, khoan xuyên qua các lớp chuyển đổi vỏ - phủ để tiếp cận tới Moho. Hiện tại vẫn còn quá sớm để kết luận mức độ thành công của dự án nhưng các nhà khoa học tin rằng bằng các công nghệ hiện nay. không gì có thể ngăn cản nỗ lực của họ.

Theo Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video