Các nhà khoa học Trung Quốc đề xuất cách tính thời gian ngoài vũ trụ

Nhóm nhà khoa học thuộc Tập đoàn Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc, Viện Nghiên cứu công nghệ không gian Trung Quốc và Đài Quan sát thiên văn quốc gia Trung Quốc đề xuất một tiêu chuẩn chung để tính toán thời gian trên toàn Hệ Mặt trời, không lấy Trái đất hay tôn giáo làm cơ sở như hệ thống hiện tại.


Theo nhóm nhà khoa học, tiêu chuẩn mới rất cần thiết vì con người đã tiến vào vũ trụ.

Mặc dù là điều hiển nhiên tại Trái đất, nhưng tính thời gian bên ngoài không gian lại là thách thức lớn. Nhóm nhà khoa học lưu ý rằng không thể xác định chính xác thời gian trên sao Hỏa bằng cách đồng bộ hóa nó với thời gian trên Trái đất vì phải mất từ 3 đến 22 phút để một tín hiệu vô tuyến truyền từ Trái đất đến sao Hỏa, và vị trí tương đối và vận tốc của hai hành tinh liên tục thay đổi.

Để phát triển một hệ thống tính thời gian dùng bên ngoài Trái đất, nhóm nhà khoa học đề xuất lấy khối tâm hệ thiên thể (barycenter) làm gốc tọa độ xác định các vị trí trong không gian. Điểm thời gian bắt đầu có thể được định nghĩa là lúc tín hiệu từ một sao xung (pulsar) mili giây truyền đến khối tâm hệ thiên thể.

Cách tính như vậy khác hoàn toàn với hệ thống hiện tại với Trái đất là trung tâm hệ tọa độ và kinh tuyến Greenwich là điểm tham chiếu. Năm 0 trong dương lịch (lịch Gregory) lấy năm sinh của Chúa Jesus.

Theo nhóm nhà khoa học Trung Quốc, thách thức lớn trong thiết lập tiêu chuẩn mới là chọn sao xung và tín hiệu tính điểm thời gian bắt đầu.

Nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ) cho biết giới khoa học từ lâu đã nghĩ đến việc không dùng hệ thống tính thời gian lấy Trái đất làm trung tâm hay tôn giáo làm cơ sở nữa.

“Trên thực tế, các nhà thiên văn đã sử dụng một hệ thống như vậy khi nghiên cứu tín hiệu từ bên ngoài hệ Mặt trời với độ chính xác thời gian cao, hoặc khi tính toán vị trí các hành tinh”, theo ông McDowell.

Cập nhật: 16/07/2022 Một Thế Giới
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video