Các vụ "ném tiền qua cửa sổ" của NASA

Bên cạnh những chương trình vũ trụ thành công, Cơ quan vũ trụ hàng không Mỹ (NASA) cũng không ít lần nếm mùi thất bại và tốn kém.

Những tai nạn tốn kém nhất của NASA

Vệ tinh quan sát cacbon trên quỹ đạo (OCO)

Nhiệm vụ: OCO được kỳ vọng sẽ trở thành một “nhà ga” trên quỹ đạo, từ đó, các nhà khoa học có thể nghiên cứu việc khí CO2 di chuyển qua khí quyển như thế nào. Được quảng cáo rầm rộ như một thiết bị quan sát sự nóng lên toàn cầu, NASA hy vọng OCO sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm ra cách giải quyết đối với tình trạng biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiệm vụ của OCO là bất khả thi vì sau 17 phút cất cánh, hộp bọc vệ tinh đã không bay lên quỹ đạo mà dính liền với tên lửa đẩy đến khi lao xuống đại dương.

NASA Helios


Không có nhiệm vụ thăm dò vũ trụ, Helios là thiết bị nghiên cứu khí quyển chạy bằng năng lượng mặt trời được thiết kế để bay vào tầng khí quyển cao hơn. Kém may mắn hơn so với các tàu thám hiểm trước đó, Helios đã bị “trượt cánh” và đâm xuống Thái Bình Dương ngay trong lần bay đầu tiên.

Kính viễn vọng không gian Hubble

kính thiên văn không gian đầu tiên được đưa lên vũ trụ, Hubble cho phép các nhà thiên văn học nhìn lên các vì sao mà không bị ảnh hưởng bởi khí quyển trái đất. Thế nhưng, chính môi trường quan sát lý tưởng cộng với sự đãng trí của các kỹ sư thiết kế khiến Hubble trở nên "cận thị". NASA đã phải bỏ một khoản chi phí không nhỏ để sữa chữa sai sót này. Khi ống kính được hiệu chỉnh, Hubble quan sát tốt hơn và có nhiều đóng góp cho khoa học.

Genesis

Genesis được NASA giao cho nhiệm vụ "cực kỳ quan trọng" là bay vào vũ trụ để thu thập thông tin về hệ mặt trời nguyên thủy. Tuy nhiên, thiết kế của Genesis lại quá mỏng manh để có thể lành lặn trở về sau nhiệm vụ. NASA đã đưa ra một giải pháp là “tóm” vệ tinh này ngay giữa không trung bằng cách gắn một chiếc dù. Thế nhưng, mọi nỗ lực đã thất bại, vệ tinh này đã hạ cánh chẳng mấy nhẹ nhàng xuống sa mạc Utah. Sau cú va chạm, các nhà khoa học chỉ tìm được một vài bộ phận của Genesis.

Hệ thống SBIRS

Hệ thống SBIRS kiểm soát không gian được Lực lượng Không quân Mỹ kỳ vọng sẽ hỗ trợ họ trong việc hiệu chỉnh các vụ phóng tên lửa đạn đạo. Gồm rất nhiều vệ tinh quỹ đạo thấp và cao, SBIRS dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2009, bất chấp việc chi phí dự án vượt quá con số 10 tỷ USD. Thế nhưng, khi bắt đầu triển khai hệ thống thì vệ tinh đầu tiên của SBIRS đã “gãy cánh” chỉ sau 7 giây khi vừa lên tới quỹ đạo.

Tàu thăm dò vùng cực sao Hỏa - Mars Polar Lander (MPL)

MPL là một phần trong nghiên cứu mở rộng năm 1998 về hành tinh đỏ, cụ thể là về khí hậu vùng cực của hành tinh này. Chương trình bao gồm một máy dò đất gắn trên một tàu bộ hành có trang bị hệ thống viễn thông mạnh. Thế nhưng, sau khi tiếp đất, NASA đã không nắm được thông tin nào về MPL. Hiện cơ quan này hy vọng, khi những phi hành gia đầu tiên của họ đặt chân lên sao Hỏa sẽ tìm được MPL và "mai táng" nó một cách trang trọng nhất.

Tàu thăm dò lòng đất sao Hỏa, Deep Space 2

Cũng được gửi tới sao Hỏa trên cùng một tàu vũ trụ như MPL, Deep Space 2 là máy đào đất được thiết kế để chui sâu vào lớp vỏ sao Hỏa và thu thập các dữ liệu về nguồn nước và phân tích thành phần hóa học. Nhưng cũng giống với MPL, số phận của Deep Space 2 còn là một bí ẩn. Theo NASA, nguyên nhân thất bại là do cơ quan này đã chế tạo hai vệ tinh theo tiêu chí "nhanh, tốt, rẻ". Theo một thống kê không chính thức, vào những năm 1990, số lượng vệ tinh giá rẻ của NASA tỷ lệ nghịch với khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

Theo Báo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video