Cách mai táng kỳ lạ của bộ tộc người chưa từng biết đến

Nằm bấp bênh ở sát rìa các vách đá, những chiếc quan tài cùng rất nhiều “bình đựng cơ thể” có niên đại hàng thế kỷ là dấu vết duy nhất còn sót lại của một bộ tộc Campuchia chưa từng biết đến thuộc về nền văn hóa chưa được đặt tên.

Mười điểm chôn cất như vậy đã được phát hiện ở dãy núi Cardamom (phía tây nam Campuchia) kể từ năm 2003, nằm chênh vênh trên độ cao ít nhất là 50 mét, đủ để ngăn cản bất kỳ ai có ý định tiếp cận chúng, Nancy Beavan - người đứng đầu cuộc nghiên cứu đến từ Đại học Otago (New Zealand) cho biết.


Cận cảnh chiếc quan tài làm từ thân cây có niên đại 700 năm. (Ảnh: Nancy Beavan)

Sử dụng phương pháp cacbon-14, nhóm chuyên gia nhận thấy các mảnh gỗ, răng và xương tại 4 trong số 10 địa điểm đó xuất hiện từ khoảng giữa năm 1395 đến 1650 sau Công nguyên, đúng vào thời kỳ suy tàn của Đế quốc Khmer.

Sau khi xác chết phân hủy hoặc được các loài động vật chuyên ăn xác thối “dọn” sạch, người xưa đưa phần hộp sọ và xương vào những chiếc bình gốm cao 50cm. Ngoài ra, làm từ thân cây cách đây khoảng 700 năm, một loạt quan tài cẩn thận được xếp thành hàng giống như phím đàn piano xiêu vẹo và đặt ở nhiều sườn núi trong dãy Cardamom - nơi chôn cất lý tưởng có thể bảo vệ người chết.

“Đây là những bằng chứng duy nhất còn lại của một nền văn hóa vùng cao đã biến mất khỏi đất nước Campuchia”, Beavan cho biết.

Theo Đất Việt, Nationalgeographic
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video