Cách vệ sinh điện thoại, laptop, tủ lạnh, máy giặt... để đón Tết

Cùng với hoạt động dọn dẹp nhà cửa ăn Tết, bạn cũng nên dành chút thời gian vệ sinh các thiết bị điện tử để cảm nhận cuộc sống quanh mình thêm tươi mới, khỏe khoắn.

1. Điện thoại


Ảnh: H.Đ

Gần như là vật bất ly thân của không ít người, smartphone yêu quý tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh cho chính người dùng nó.

Trước hết, bạn hãy pha hỗn hợp cồn và nước theo tỉ lệ 1:1. Sau đó dùng khăn lau mịn thấm một ít hỗn hợp trên để lau nhẹ trên mặt kính phía trước và quanh thân máy để tẩy sạch bụi bẩn…

Cần tránh nước thấm vào trong điện thoại qua khe loa và các cổng giao tiếp bằng cách vắt khăn thật khô trước khi lau.

Tiếp theo để về sinh bụi trên loa, các khe có thể dùng bình xịt khí nén để xịt hoặc đơn giản dùng tăm, tăm bông để ngoáy sạch bụi bẩn tích tụ lâu ngày.

2. Máy tính


Ảnh: wikihow

Với máy tính, thao tác vệ sinh cần trải qua nhiều bước: vệ sinh màn hình, bàn phím, chuột máy tính, thùng máy…

Nguyên tắc chung vẫn là sử dụng vật dụng mềm để lau; tắt máy, rút nguồn, tháo pin (với laptop)... trước khi vệ sinh; sử dụng dung dịch vệ sinh phải thấm vào khăn mềm rồi lau chứ không đổ trực tiếp lên thiết bị sẽ gây hư hỏng.

Bàn phím là vị trí ưu tiên làm sạch vì đôi bàn tay ta tiếp xúc với bộ phận này của máy tính hằng ngày nên cần bảo đảm vệ sinh. Trước hết sử dụng tăm bông để lau sạch các khe, tìm cách lấy bụi bẩn cùng “vật thể lạ” bị kẹt trong bàn phím để cải thiện độ nhạy, tránh bị cấn phím… bằng cách lật úp bàn phím lại và vỗ nhẹ đủ để bụi bặm và các vật nhỏ rơi xuống. Tiếp đến dùng vải mềm thấm dung dịch vệ sinh để làm sạch các phím.

Với màn hình thì đơn giản dùng vải mềm, một tay giữ màn hình một tay lau, có thể nhúng vải vào dung dịch vệ sinh hoặc lau khô. Kế đến là tiếp tục dùng bình xịt khí nén, tăm bông để làm sạch các vị trí khác như touchpad, khe tản nhiệt, cổng kết nối… kể cả vệ sinh các thiết bị ngoại vi như USB, chuột quang…

Với máy tính bàn vốn có thùng máy kích thước lớn, ta có thể dùng đến chổi, máy hút bụi để làm sạch tổng thể trước kế đến mới dùng vải để lau chi tiết.

3. Tivi


Ảnh: Digitaltrends

Hãy tuân thủ nguyên tắc an toàn, cần tắt nguồn và rút phích cắm tivi trước khi tiến hành làm sạch thiết bị điện tử này. Tiếp đến sử dụng khăn mềm hoặc khăn lau kính chuyên dụng để lau sạch màn hình, tránh dùng lực quá mức vì có thể khiến tivi bị đốm, ố màu… và tuyệt đối không dùng quần áo cũ hay các vật có độ ma sát cao để lau màn hình vì có thể làm xước mặt kính tivi hoặc để lại những xơ vải trên màn hình. Phần khung và thân tivi bớt nhạy cảm hơn nên ta có thể dùng vải hoặc khăn lau thoải mái, ít gò bó hơn.

Nếu sau khi lau khô toàn tivi nhưng vẫn chưa tẩy sạch hết các vết bẩn cứng đầu thì ta có thể nhúng khăn (vải) lau vào dung dịch giấm hoặc các dung dịch làm sạch rồi tiến hành lau lại bằng chuyển động xoay tròn khăn lau.

4. Tủ lạnh


Ảnh: Today Show

Sau khi rút phích cắm, hãy bắt đầu lấy thực phẩm ra và tiến hành phân loại chúng để bỏ đi những thứ quá hạn nhằm đảm bảo sức khỏe. Tiếp đến là tháo các khay, ngăn kệ và lau rửa về sinh chúng từng thứ một trong bồn rửa bằng nước, nước rửa chén với miếng mút quen thuộc của nhà bếp. Sau khi đã rửa cần lau khô và đặt các chi tiết rời của tủ lạnh ở nơi khô cho ráo nước.

Khoang tủ lạnh vốn là nơi ẩm ướt nên hãy chọn vải khô vừa lau chỗ dơ, vừa thấm hút nước tốt. Tiếp theo dùng vải thấm nước, dung dịch giấm để lau chùi phần thân ngoài của tủ, kể cả nóc tủ lạnh. Đừng quên làm sạch khay thoát nước phía sau tủ để loại bỏ mùi hôi và lượng nước thoát ra từ tủ. Sau cùng là lắp các khay, kê vào tủ lạnh, đưa thực phẩm trở lại tủ và cắm điện.

5. Máy lạnh


Ảnh: bigfanair

Theo chuyên gia điện lạnh thì máy lạnh nên được vệ sinh theo chu kỳ từ 3-4 tháng 1 lần để duy trì nhiệt độ lý tưởng, tối ưu mức tiêu hao điện năng, bảo đảm sức khỏe…

Việc bảo dưỡng điều hòa cơ bản gồm các bước: vệ sinh (lưới lọc bụi, khoang chứa cánh quạt...), kiểm tra vỏ máy, khả năng lưu thông gió, kiểm tra độ lạnh độ ồn, áp suất gas…

Đầu tiên kiểm tra máy lạnh để loại bỏ các dị vật, rồi vệ sinh lưới lọc bằng nước và miếng rửa chén sau đó hong khô. Tiếp đến sử dụng bình xịt chuyên dụng cho làm sạch máy lạnh để vệ sinh cánh quạt và khoang chứa, các khe giữa của lá kim loại. Cuối cùng lau khô các khu vực bị ẩm ướt bên trong, lắp lại lưới lọc và dùng khăn ẩm lau mặt ngoài để máy lạnh trông lại như mới.

6. Máy giặt


Ảnh: AHS

Bên cạnh việc lau vỏ ngoài thân máy, người dùng cũng cần vệ sinh lồng giặt vốn là nơi vi khuẩn, nấm mốc tích tụ lâu ngày trong suốt quá trình sử dụng máy giặt. Ở bước này, ta đổ dung dịch nước chanh hoặc giấm trắng kết hợp nước nóng đầy lồng giặt và bắt đầu chu trình giặt không quần áo sau đó dùng khăn khô thấm hết nước trong lồng giặt và mở cửa để bên trong khô hoàn toàn.

Ngoài lồng giặt, còn có một số vị trí khác trên máy giặt cần vệ sinh như thường xuyên rửa khay nước giặt rồi phơi khô; kiểm tra ống xả, lọc nước và cần thay mới nếu chúng đã cũ, bẩn.

Cập nhật: 03/02/2019 Theo ictnews
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video