Cái giá phải trả cho mỗi bã kẹo cao su vứt xuống đường khiến ai cũng phải giật mình

Vì bã kẹo cao su có thể đem lại nhiều hậu quả tai hại hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng ra.

Kẹo cao su xét cho cùng là một phát minh tuyệt vời của nhân loại. Vì sao ư? Vì nó có rất nhiều công dụng cực kỳ bá đạo, như làm tăng sức tập trung, giảm stress, thậm chí là cải thiện trí nhớ.

Chưa kể, đã từng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nhai kẹo cao su có thể giúp cai nghiện thuốc lá - một vấn đề nổi cộm của nhiều quốc gia trong nhiều thập kỷ qua. Và sau tất cả, có khi bạn cũng đang nhai kẹo khi đang đọc bài viết này cũng nên.

Tuy nhiên, sự thật sau đây có thể khiến bạn chẳng còn muốn nhai kẹo nữa. Đó là vì...

Rác thải từ bã kẹo cao su còn nhiều hơn lốp xe phế liệu


Bã kẹo cao su là một trong hai loại rác thải phổ biến nhất toàn cầu.

Bã kẹo cao su là một trong hai loại rác thải phổ biến nhất toàn cầu, bên cạnh đầu lọc thuốc lá. Theo ước tính, mỗi năm người dân trên toàn cầu thải ra tới 560.000 tấn kẹo.

Trên thực tế nếu so sánh với các loại rác thải khác, con số này có phần khá nhỏ bé. Ví dụ như rác thải nhựa - mỗi năm riêng tại Mỹ là 29 triệu tấn. Còn nền công nghiệp lốp xe tại đây là 3 triệu tấn, tương đương 290 triệu lốp xe.

Tại sao phải so với Mỹ? Vì đây là một trong những quốc gia sử dụng nhiều lốp xe nhất thế giới. Nhưng vấn đề là ở chỗ số lốp xe thải ra có thể tái chế được, và chỉ 10% số này - tức 300.000 tấn lốp - có mặt tại bãi rác.


Bã kẹo cao su được vứt ở mọi nơi và cũng không được tái chế.

Trong khi đó, lần cuối cùng bạn vứt bã kẹo vào thùng rác tái chế là khi nào? Thôi, đừng mất công nhớ làm gì, vì kẹo cao su có tái chế được đâu!

Tức là toàn bộ 560.000 tấn bã kẹo đó sẽ đi thẳng ra bãi rác, hoặc ra đường, hoặc ở dưới gầm bàn, gầm ghế. Tóm lại ở đâu cũng được, nhưng đây là loại rác không thể tái chế.

Và câu chuyện không dừng lại ở đó...

Không thể tái chế đã đành, bã kẹo cao su còn đem lại những tác dụng phụ không mong muốn khác cho nhân loại.

Vấn đề đầu tiên xuất phát từ nguyên liệu chế kẹo. Cao su vốn là một nguyên liệu không dễ phân hủy, và kẹo cao su ngày nay thì được làm từ cao su nhân tạo, thứ có thể nói là sẽ tồn tại vĩnh viễn ngoài tự nhiên. Tức là về cơ bản, sẽ có 560.000 tấn rác tồn tại ngoài môi trường mỗi năm, trừ khi được thu gom và đem đi tiêu hủy.


Rất nhiều người trên thế giới có thói quen nhả bã kẹo bừa bãi.

Tiếp theo là vấn đề đến từ ý thức con người. Sự thực là rất nhiều, nhấn mạnh là rất nhiều người trên thế giới có thói quen nhả bã kẹo bừa bãi. Bạn có thể thấy bã kẹo ở mọi nơi, từ bàn, ghế, cạnh cửa sổ, trên đường, hay thậm chí là trên mông quần của bạn nếu gặp phải bố nào chơi ác.

Và câu chuyện ở đây là, bạn có thể tốn vài ngàn đồng để mua một viên kẹo, nhưng chính phủ phải tốn khoảng... 60.000 đồng để cạy được một vết kẹo cao su trên đường.


Tốn đến 3 USD cho mỗi vệt kẹo...

Ví dụ như tại London, để phục vụ cho Olympic 2012, thành phố phải chi tiền để cạo sạch hơn 300.000 bã kẹo, trải dài trên 3km vỉa hè. Họ phải tốn đến 3 USD (khoảng 60.000 VND) cho một vết kẹo, tức là tổng cộng khoảng 900.000 USD (khoảng 20 tỷ VND) đã ra đi chỉ vì ý thức của con người. Và đây không phải là vấn đề của riêng London, mà tại nhiều thành phố lớn trên thế giới.


Chỉ cần ý thức một chút, 900.000 USD đó đã được sử dụng cho mục đích khác tốt đẹp hơn.

Nghĩ mà xem, chỉ cần ý thức một chút, 900.000 USD đó đã được sử dụng cho mục đích khác tốt đẹp hơn, như xây dựng dịch vụ công, cứu hàng triệu cái bụng đói trên thế giới, hoặc chí ít là giúp cho chính các bạn đỡ phải gánh chịu một khoản thuế vô ích.

Cập nhật: 20/06/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video