Cận cảnh hình ảnh mô phỏng con người thời nguyên thủy

Chúng ta như được gặp gỡ tổ tiên xa xưa của loài người qua những mẫu vật sống động như thật.

Mới đây, nghệ sĩ người Pháp - Elisabeth Daynès đã tạo ra những mô hình người cổ đại với độ chính xác và giống thật tới từng chi tiết nhỏ như tàn nhang, nếp nhăn, ánh mắt có hồn. Nhờ vậy, chúng ta có thể lần đầu tiên “gặp mặt” trực tiếp với tổ tiên loài người.

Ý tưởng của Elisabeth bắt nguồn từ việc cô cần tạo ra những chiếc mặt nạ người nguyên thủy cho nhà hát. Sau khi bị thu hút, tìm hiểu về quá trình tiến hóa của loài người, Elisabeth đã tái tạo nhân vật Lucy - mô hình người Australopithecus afarensis sinh sống cách đây khoảng 2 - 3 triệu năm, cùng với nhiều mô hình người nguyên thủy thuộc chi người thông thái (Hominids) và người đứng thẳng (Homo erectus).


Mô hình chân thật đến nỗi lột tả từng chi tiết nhỏ trên khuôn mặt như nếp nhăn, tàn nhang.

Elisabeth chia sẻ mục đích chính khi thực hiện dự án này là biến mảnh xương hóa thạch còn sót lại thành những con người thực sự, với khuôn mặt, đặc điểm nhận dạng riêng biệt. Thậm chí, cô còn say mê với công việc đến nỗi, mỗi khi nhìn thấy bất kì một hộp sọ cổ đại nào, cô đều mường tượng ra khuôn mặt tương ứng.


Quá trình xây dựng mẫu vật bắt đầu với việc chình thành cấu trúc hộp sọ.

Nhiệm vụ đầu tiên của Elisabeth là tái tạo mô hình một con voi ma mút lông mịn và nhóm người Magdalenian sinh sống từ 11.000 năm trước. Để tạo ra mô hình chân thực nhất, cô tiến hành kiểm tra kĩ cấu tạo hộp sọ của chủng người này, bởi hộp sọ là yếu tố tạo nên nhiều sự khác biệt giữa các nhóm người khác nhau.

Sau đó, với sự trợ giúp của máy tính, cô tiếp tục xây dựng các ý tưởng về phần cơ, mũi, trán và cằm. Đất sét được sử dụng để tạo ra hình dạng đã xây dựng, và từ các kết quả tìm hiểu về cấu tạo xương và răng, khuôn mặt sẽ được xây dựng hoàn chỉnh.


Mỗi mẫu vật đều sở hữu đặc điểm nhận dạng và cảm xúc riêng.

Cuối cùng, khuôn đúc silicon với đầy đủ các chi tiết nhỏ như lớp mạch dưới da, vết nhăn, vết chân chim... sẽ được đắp lên lớp tượng đất sét, tạo nên hình ảnh hoàn chỉnh và "có hồn" cho mẫu vật.

Để xác định được màu mắt và màu tóc phù hợp, Elisabeth tham khảo các tài liệu văn học và được biết nhân vật Neanderthals trong lịch sử có màu tóc đỏ. Elisabeth sử dụng tóc người thật, trộn với lông bò Tây Tạng để tạo ra mái tóc cho các mẫu vật. Lý do là vì người nguyên thủy có mái tóc khá dày và thô.


Phần lông và tóc của mẫu vật được làm từ tóc người thật và lông bò tây Tạng.

Đặc biệt, Elisabeth đã rất dày công trong việc tạo ra các nếp nhăn trên khuôn mặt, vẽ bóng cho phần mắt để mẫu vật trông thực sự có hồn như người thật.

Tương tự, với tất cả các mẫu vật về sau, cô đều tuân thủ hai bước tiến hành.

Đầu tiên là nghiên cứu kĩ về đặc điểm chung của nhóm người có cùng cấu trúc hộp sọ, sau đó tập trung tìm hiểu để hình thành đặc điểm riêng của mỗi cá thể, giúp cho mẫu vật cũng có sắc thái tình cảm và đặc điểm nhận dạng riêng như con người hiện đại.


Quá trình tạo hình tuân thủ 2 bước: tìm đặc điểm chung của nhóm người cùng cấu tạo hộp sọ và phát triển các đặc điểm nhận dạng riêng biệt cho từng cá thể.

Cô chia sẻ, mỗi mô hình đều hội tụ rất nhiều kiến thức về nguồn gốc của loài người và dự án này giúp công chúng có cơ hội được đối mặt với tổ tiên từ hàng triệu năm trước.

Elisabeth cũng tin rằng, dù từ trước tới nay, người nguyên thủy luôn bị gắn với hình ảnh hung bạo, bản năng nhưng cô sẽ truyền cảm nhận về sự nhân tính vào trong các mẫu vật, khiến người xem có thể cảm nhận được cảm xúc con người ở những mô hình đất nung này.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video