Khám phá thành phố "địa ngục trần gian" kỳ lạ tại Nhật Bản

Nổi bật với màn "bốc cháy" quanh năm, thành phố Beppu trở thành địa điểm du lịch có tiếng ở đất nước Mặt trời mọc.

Thành phố chúng tớ muốn nhắc tới trong bài viết này chính là Beppu, một thành phố nhỏ nằm trên hòn đảo Kyushu, Nhật Bản.


Thành phố Beppu - Nhật Bản.

Do Kyushu là một trong những điểm nóng của hiện tượng địa nhiệt nên Beppu cũng không ngoại lệ. Thành phố này có tới hơn 2.900 lỗ địa nhiệt trải rộng khắp thành phố, phun tới 13.000 tấn nước nóng mỗi ngày.

Hơi nước nóng khiến thành phố quanh năm mờ ảo giống như bị gặp hỏa hoạn vậy. Và đây chính là nguyên nhân tại sao người ta gọi Beppu là "thành phố bốc cháy".

Nhưng không chỉ vậy, Beppu còn được người dân ưu ái tặng cho cái tên... địa ngục trần gian! Một phần là vì đến đây vào ban đêm, bạn sẽ được trải nghiệm những con đường mù sương giống như đường về... cõi âm vậy. Nhưng có lẽ phần nhiều là vì nhiệt độ suối nước nóng tại đây lên tới gần 100 độ C.

Cũng vì thế, các suối nước nóng ở đây cũng đều mang tên "địa ngục".

Nhưng bù lại, những giếng nước nóng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với người dân thành phố. Nhiều người đun nước từ hơi nước nhiệt độ cao bốc lên từ miệng giếng nước sôi, một số suối nước nóng được bơm dẫn vào ống, cung cấp nước nóng sinh hoạt cho gia đình, doanh nghiệp, nhà hàng...

Và đây, hãy chiêm ngưỡng "địa ngục" của thành phố này có gì?

Đầu tiên là suối nước nóng Chinoike Jigoku - còn được gọi là "hồ máu địa ngục" vì màu sắc máu me đến kỳ lạ. Đây là khu vực ao nước nóng chứa nhiều sa thạch, oxit magie, oxit sắt - những kim loại có màu đỏ.


Suối nước nóng Chinoike Jigoku.

Tiếp theo là Umi Jigoku - "biển địa ngục" của Beppu. Làn nước ở đây trong xanh, thơ mộng y như những bãi biển tại Maldives.

Có điều, nhiệt độ nước thì rơi vào tầm... 98 độ C, đủ để luộc chín bạn nếu có ý định mò xuống.


Umi Jigoku.

Nếu có dịp đến Nha Trang, bạn hẳn sẽ không lạ lẫm gì dịch vụ tắm bùn. Ở Beppu cũng có dịch vụ này, tại khu Oniishibozu Jigoku.

Nơi đây có biệt danh là địa ngục... đầu ông sư, vì những tảng bùn tròn xoe thỉnh thoảng lại nổi lên ngay giữa hồ.


Oniishibozu Jigoku - địa ngục đầu ông sư.

Còn đây là Shiraike Jigoku - khu suối có cái tên "địa ngục trắng sữa". Màu nước và khói tại đây có những thời điểm trắng như sữa, do quá trình phản ứng giữa axit boric, muối, natri silicat và canxi bicacbonat.


Shiraike Jigoku.

Beppu quả xứng danh là một thành phố kỳ lạ. Ở đây, địa ngục nào cũng có, kể cả địa ngục... nồi lẩu như Kamada Jigoku.

Vì sao lại là nồi lẩu ư? Vì bên cạnh việc được ngâm chân tại đây, du khách có thể thưởng thức những món ăn được nấu chín trực tiếp từ hồ nước nóng này.


Kamado Jigoku.

Còn Oniyama Jigoku thì đúng là một địa ngục đích thực, vì đây là nơi người ta nuôi những con cá sấu khổng lồ.


Oniyama Jigoku - địa ngục của cá sấu.

Đây là Yama Jigoku - một ngọn núi địa ngục, vì suối nước nóng ở đây chảy qua khu vực một ngọn núi nhỏ.


Yama Jigoku.

Và cuối cùng là Tatsumaki Jigoku - địa ngục... kỳ cục. Tatsumaki Jigoku là một mạch phun nước nóng cứ 30- 40 phút một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 6 – 10 phút.


Tatsumaki Jigoku.

Mạch nước nóng này có lực phun cực mạnh, có thể lên tới 50m, nhưng người ta đã xây một vòm đá bao quanh để ngăn nước bắn vào du khách.

Cập nhật: 30/06/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video