Một loại thuốc giống cần sa mà những con chuột đực trong độ tuổi “thanh niên” được cho sử dụng đã làm thay đổi cấu trúc não bộ của chúng.
Một nghiên cứu ở chuột cho biết, việc sử dụng cần sa trong thời “thanh thiếu niên” có thể thay đổi những khu vực đưa ra quyết định trong não bộ.
Sử dụng cần sa trong thời “thanh thiếu niên” có thể thay đổi những khu vực đưa ra quyết định trong não.
Đồng tác giả nghiên cứu Eliza Jacobs-Brichford phát biểu trong hội nghị thường niên của Hiệp hội Khoa học Thần kinh hôm 7/11: “Thanh thiếu niên” là một giai đoạn nhạy cảm dễ gây tổn thương cho não bộ, nhất là bằng việc lạm dụng thuốc”.
Jacobs-Brichford và các đồng nghiệp đã cho các con chuột cái và đực trong độ tuổi “thanh niên” sử dụng một hợp chất giống cần sa. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã thấy những thay đổi ở các bộ phận não bộ liên quan đến việc đưa ra quyết định.
Thông thường, nhiều tế bào thần kinh ở đó được bao quanh bởi các cấu trúc cứng gọi là lưới quanh tế bào thần kinh, là các mạng vững chắc giúp ổn định các liên kết giữa các tế bào thần kinh. Nhưng ở những con chuột đực ở lứa tuổi “thanh niên” đã sử dụng hợp chất giống cần sa, có ít tế bào thần kinh, giúp ngăn chặn hoạt động của các tế bào khác. Việc sử dụng thuốc có vẻ không tác động đến các lưới bao quanh tế bào thần kinh ở chuột cái.
Jacobs-Brichford, nhà khoa học thần kinh hành vi tại Đại học Illinoise ở Chicago cho biết: “Giống đực có vẻ dễ bị ảnh hưởng bởi những loại thuốc này hơn”.