Dưa chuột ống phun - Loại cây tự phát nổ để phát tán hạt giống

Thiên nhiên là một chuỗi các cuộc đấu tranh duy trì nòi giống. Không ai có thể phủ nhận điều đó. Chúng ta đã quá quen thuộc với những “màn tranh hùng” hay những “tuyệt chiêu độc lạ” của các loài động vật để hoàn thành nhiệm vụ của mình trong việc phát triển giống loài. Vậy thì quá trình này diễn ra ở thực vật như thế nào?

Trên thực tế, hạt giống của các loài cây được gieo rắc bằng nhiều cách khác nhau. Có những loài cây truyền giống nhờ gió như cây bồ công anh, cây sữa, cây lồng mực… hễ có gió là hạt cây như chiếc dù bay đi rơi ở đâu là ở đó đâm chồi nảy lộc.

Ngoài những cách thông thường như vậy, một số loài thực vật còn có cách phát tán hạt giống vô cùng "độc và lạ", ví dụ như loại dưa chuột ống phun dưới đây.


Nhìn qua, nếu không hiểu có người lại lầm tưởng loài cây này có sức mạnh thần bí nào đó.

Giống dưa chuột ống phun có tên khoa học là Ecballium, thuộc chi thực vật có hoa trong họ Cucurbitaceae. Loài này có nguồn gốc từ Châu Âu, Bắc Phi và một số khu vực có khí hậu ôn đới ở Châu Á, hiện nay nó được trồng làm cảnh ở rất nhiều nơi và thậm chí đã “nhập quốc tịch” ở đó. Người ta hay gọi Ecballium với cái tên khác lạ là dưa chuột ống phun chính bởi cách duy trì nòi giống vô cùng mãnh liệt của nó.


Cận cảnh quá trình phát tán hạt giống của quả dưa chuột ống phun.

Trong đoạn video mô tả quá trình phát tán hạt giống, Ecballium khi rụng xuống đã phun bắn hạt giống bên trong ra ngoài không khí giống như một mạch nước phun nhỏ.

Lý giải khoa học cho quá trình phát tán hạt của giống dưa này hiện chưa thể chắc chắn và rõ ràng. Tuy nhiên, đã có khá nhiều giả thuyết được đưa ra, trong đó có ý kiến giải thích dựa trên cơ sở vật lý có thể làm căn cứ cho việc nghiên cứu hiện tượng này.

Theo đó, người ta cho rằng bên trong quả dưa chuột ống có thể có chứa các hạt khí, các hạt khí đó chuyển động với tốc độ rất lớn và trong quá trình va chạm với vật cản (trong trường hợp này là cùi của quả dưa) đã gây ra sức ép (áp suất). Khi quả chín và rụng xuống tạo ra kẽ hở trên miệng quả, áp suất trong quả dồn nén bấy lâu tạo lực ép và đẩy hạt cùng với nước trong quả ra ngoài.

Cập nhật: 26/07/2024 Theo VnExpress/afamily
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video