Cẩn thận cháy nổ khi sạc pin trên ô tô

Sạc pin điện thoại trên ô tô, tàu hỏa… khi đi du lịch, đi công tác, khi phải di chuyển xa… rất tiện lợi. Nhưng nguy cơ cháy nổ cao hơn nhiều so với sạc pin thông thường.

Xe rung lắc, dễ cháy nổ

Trên các loại xe ô tô, tàu hỏa… hiện nay, đa phần đều có các ổ cắm để người dùng có thể sạc pin điện thoại, máy tính bất cứ lúc nào, rất tiện lợi. KS Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự cho biết, khi ô tô chạy sẽ tạo ra dòng điện để sạc ắc quy bên trong xe. Từ ắc quy này, người ta có dòng hạ áp để nối vào các ổ cắm trên xe.

Về nguyên lý, dòng điện từ ắc quy sẽ ổn định hơn dòng điện chúng ta vẫn sạc ở nhà. Thế nhưng trên xe phải di chuyển, rung lắc nhiều, sẽ tạo ra các xung điện. Các đầu cắm tại các ổ khi bị rung lắc sẽ gây ra những tia lửa điện nhỏ. Khi rung lắc lớn, sẽ tạo ra những tia lửa lớn, có thể dẫn đến cháy nổ cả xe.


Sạc điện thoại trên ô tô khi gặp rung lắc mạnh sẽ tạo ra những tia lửa lớn, có thể dẫn đến cháy nổ cả xe.

Ở những chiếc xe lớn, người ta có hẳn máy phát điện tạo ra dòng điện 220V phục vụ các mục đích sạc pin trên xe cho hành khách. Tuy nhiên dù là dòng điện nào thì cũng không ổn định do bản chất của xe là phải di chuyển nhiều và không yên tĩnh. Người ta vẫn khuyến cáo không nên sạc pin trên tàu xe là vì tính an toàn của cả xe chứ không riêng gì cho điện thoại hay máy tính.

Tốt nhất là hạn chế sạc pin trong những điều kiện bất thường, trừ trường hợp cực kỳ cần thiết, không có cách nào khác. Sử dụng cục pin sạc dự phòng đi kèm với điện thoại là cách an toàn hơn. Ngoài ra, nếu gặp trường hợp ắc quy đó bị yếu điện, nguồn điện có thể chập chờn, cũng sẽ làm cho việc sạc pin bị ảnh hưởng, dễ làm chai pin, hỏng pin do nguồn điện không đảm bảo.

Lưu ý khi sạc di động

Theo KS Nguyễn Huy Bạo, trong trường hợp cần thiết phải dùng sạc pin trên ô tô, tàu hỏa thì cần lưu ý một số thao tác. Khi sạc vào thì cần cắm một đầu sạc vào ổ cắm trên ô tô, tàu hỏa trước rồi mới lấy đầu dây còn lại cắm vào laptop, điện thoại để sạc pin. Khi rút sạc ra, để giảm nguy cơ chạm điện gây hư hỏng thiết bị, nên rút sạc từ cổng sạc điện thoại laptop trước, sau đó gỡ đầu cắm ở ổ cắm điện trên tàu xe.

Tương tự như khi ở nhà, sạc điện thoại trên ô tô, tàu hỏa không nên vừa sạc vừa dùng để tránh gây ra tình huống xung điện làm thiết bị hư hỏng và nguy hiểm cho tính mạng. Thời gian sạc pin điện thoại, laptop trên tàu hỏa, ô tô thường lâu hơn khi sạc ở nhà.

Đối với ô tô, mỗi loại xe khác nhau sẽ có nguồn điện khác nhau, vì vậy nên chú ý khi lựa chọn bộ sạc phù hợp. Các loại ô tô hiện nay đa số chỉ cần dùng loại từ 1 – 2A cho xe có điện áp 12V. Nên tìm hiểu chi tiết bộ sạc cần mua để chọn được loại phù hợp với điện thoại, laptop trên ô tô, tàu hỏa.

Ngoài ra, nên mua ở những siêu thị, cửa hàng uy tín và có bảo hành. Cắm trực tiếp đầu của bộ sạc vào ổ điện trên tàu xe, không nên nối gián tiếp qua các ổ cắm khác vì dễ gây ra tình trạng xung điện khiến thiết bị cháy.

Riêng đối với máy tính, phải nắm rõ thông tin điện thế của laptop để chọn bộ sạc có điện áp thích hợp. Cụ thể, hãy đọc thông tin về nguồn điện in trên sạc của thiết bị để xác định được mức điện áp, tránh tình trạng điện áp không ổn định, làm hỏng máy.

Theo KS Nguyễn Huy Bạo, sạc máy tính an toàn hơn, khó xảy ra chập cháy hơn do có bộ rung, đưa điện từ tần số cao về tần số thấp qua ổn áp bên trong cục sạc rồi mới ra đầu sạc. Chỉ khi nào bóng công suất cháy thì mới bị ngắt mạch. Tuy nhiên nếu điện áp quá nhỏ, chập chờn thì dễ bị cháy, nhờn pin.

Cập nhật: 27/08/2019 Theo vnrveiew/tcpc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video