Đất nước Trung Hoa rộng lớn được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh đẹp kỳ thú như chốn bồng lai nơi hạ giới.
Những cảnh đẹp như chốn tiên cảnh trên khắp Trung Quốc
Những hồ nước trên nền đá vôi màu xanh ở thung lũng Hoàng Long. Gần đó là những đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa và đời sống động vật hoang dã vô cùng phong phú.
Những đỉnh núi nhiều màu sắc ở công viên địa chất Trương Dịch, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc sinh động như kính vạn hoa.
Những thửa ruộng bậc thang ở quận Nguyên Dương đầy nước từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm, trông như những mảnh gương soi. Khi mặt trời lặn, những gam màu phản chiếu trên mặt nước tạo một cảnh đẹp siêu
thực.
Một đoàn tàu nhả khói trên đường đến Shangdian, Jitong Tielu.
Mưa rơi trên đoạn cuối của Vạn Lý Trường Thành.
Cây dại phủ kín trên những bức tường đá cũ, cửa sổ, cửa ra vào và cả trên những lối đi tại một ngôi làng chài bỏ hoang ở đảo Sơn Thánh, Chiết Giang, Trung Quốc.
Giữa những quả đồi xanh mướt tại thung lũng Larung Gar là hàng nghìn ngôi nhà gỗ màu đỏ nằm kề sát bên nhau. Đây là học viện Phật giáo Larung Gar lớn nhất thế giới.
Một trang trại ngập nước ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Thác Trân Châu ở Cửu Trại Câu, phía bắc tỉnh Tứ Xuyên liên tục được liệt vào danh sách những ngọn thác đẹp nhất thế giới. Tên thác bắt nguồn từ hình dạng những giọt nước tròn như ngọc trai khi rơi xuống đá.
Con đường trên Thiên Môn Sơn ngoằn ngoèo. Con đường này mất 8 năm để hoàn thành, với 99 khúc cua thót tim.
Di sản thế giới được UNESCO công nhận, công viên quốc gia Cửu Trại Câu đón hơn 2 triệu du khách mỗi năm nhờ những hồ nước xanh ngắt, những thác nước tuyệt đẹp và rừng cây xanh tốt.
Dãy núi đá vôi ở Thạch Lâm, Côn Minh, Vân Nam.
Hang đá Mạch Tích Sơn, cắt ở phía đồi của Majishan ở Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc, đẹp như cảnh trong một bộ phim, với những tác phẩm điêu khắc, lối đi quanh co và cầu thang xoắn ốc.
Du khách phải có thần kinh thép mới đủ can đảm bước trên con đường cheo leo trên sườn núi Hoa Sơn, thuộc dãy Hoàng Sơn, phía nam tỉnh An Huy.
Những hòn đảo nhân tạo tại Thiên Đảo (hồ nghìn đảo).
Tượng Lạc Sơn Đại Phật được chạm khắc trực tiếp vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở đoạn hợp lưu của ba con sông Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y, tỉnh Tứ Xuyên.