Cánh đồng muối lớn nhất thế giới trên cao 4.000m

Salar de Uyuni là một hồ muối khô cằn nằm ở phần phía nam của vùng hoang mạc Altiplano của Bolivia.

Nó được gọi đơn giản là cánh đồng muối Uyuni bởi nó nằm bao phủ trên diện tích lên tới 10.500 km2.

Đây được coi là cánh đồng muối lớn nhất hành tinh.

Uyuni nằm trên độ cao 3.650m so với mực nước biển.

Đây là một đồng muối tự nhiên được hình thành do sự vận động của vỏ trái đất. Trong những tháng mùa đông, khu vực này hoàn toàn khô ráo.

Tuy nhiên, khi hè mang mưa đến, cả cánh đồng ngập nước biến thành tấm gương khổng lồ mà nhà du hành vũ trụ Neil Amstrong đã nhìn thấy từ mặt trăng vào năm 1969.

40.000 năm về trước, hồ muối là một phần của hồ Minchin. Trải qua nhiều năm, hồ trở nên khô cạn và chia thành hai hồ nước nhỏ gọi là Poopo và Uru Uru, 2 hồ muối là Salar de Uyuni và Coipasa

Theo các chuyên gia, trữ lượng muối ở hai hồ này vào khoảng 10 tỷ tấn. Mỗi năm người dân Bolivia khai thác được 25.000 tấn ở đây

Trong những năm gần đây, vẻ đẹp của hồ muối đã thu hút nhiều người yêu thích du lịch. Bởi vậy song song với những khu vực khai thác muối, nhiều khu nghỉ dưỡng đã mọc lên.

Ngoài ra, hồ muối Salar de Uyuni còn là một địa điểm hoàn hảo để thử nghiệm các hệ thống viễn thám của vệ tinh trên quỹ đạo bởi không khí ở đây rất khô và bầu trời luôn trong sáng.

Ở đây cũng có những khách sạn đặc biệt xây dựng bằng muối, với bàn, ghế và giường ngủ cũng bằng muối.

(Ảnh: Pravda)

Theo Bee
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video