Cầu lửa rực sáng trời đêm Scotland

Đốm sáng trắng lớn xuất hiện trên bầu trời đêm kèm theo âm thanh chấn động, khiến nhiều người dân ở vùng đông bắc Scotland hoang mang.

Theo BBC, các nhân chứng cho biết họ nghe thấy âm thanh ầm ầm trong lúc trên bầu trời xuất hiện một quả cầu lửa lớn rực sáng màu xanh dương, màu trắng hoặc màu xanh lá cây. Ánh sáng được ghi nhận ở vùng Berwickshire, Scotland và Newcastle, Anh, vào khoảng 18 giờ 45 phút hôm 1/3.


Sao băng rơi tạo thành đốm sáng lớn trên bầu trời. (Ảnh: BBC).

"Tôi nhìn thấy một đốm sáng trắng có đuôi xẹt ngang bầu trời với tốc độ rất nhanh. Thật ấn tượng!", Val Hamilton, một cư dân ở làng Nethy Bridge, Scotland, chia sẻ.

Cơ quan khí tượng Anh khẳng định sự kiện không liên quan đến thời tiết vì không có trận giông bão nào xảy ra vào tối hôm 1/3.

Theo The Sun, qua phân tích dữ liệu do người dân cung cấp và cảnh quay video, nhà thiên văn học Torcuill Torrance tại Hiệp hội Thiên văn thành phố Aberdeen, Scotland, nhận định xác suất cao nhất là một thiên thạch phát nổ khi lao qua bầu khí quyển Trái Đất.

Giáo sư Keith Horne ở Trường Vật lý Thiên văn thuộc Đại học St Andrews, cũng kết luận sự việc do một sao băng di chuyển với tốc độ 30km/giây gây ra. Theo Horne, sao băng có đường kính khoảng 10cm (4in) và âm thanh kèm theo là tiếng nổ siêu thanh.

Cập nhật: 02/03/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video