Cây bánh mì Arctocarpus altilis

Quả bánh mì Arctocarpus altilis (Ảnh: caribfruits)
Bánh mì làm từ bột mì nhưng cư dân trên một số đảo ở Nam Thái bình dương lại ăn bánh mì hái từ trên cây xuống. Đó là cây bánh mì.

Cây bánh mì thân gỗ, thường xanh, họ dâu tằm (Moraceae). Cây thường cao hơn 10m, cao nhất tới 40-60m. Thân cây to lớn, cành lá rậm rạp, lá to và đẹp, mỗi lá có 3 màu, dân địa phương thường lấy lá làm thành những chiếc mũ đẹp. Cây bánh mì hoa đực cái cùng cây. Hoa cái mọc thành hoa tự đòng và chùm hình cầu. Quả mọc ở thân từ chân lên đến ngọn. Mỗi quả hình thành từ một hoa tự gọi là quả tụ, to nhỏ khác nhau, quả to bằng quả bóng, quả nhỏ bằng quả cam, quả nặng nhất khoảng 20kg. Thời gian ra quả rất dài, từ tháng 11 kéo dài đến tận tháng 7 năm sau. Mỗi năm có thể thu quả 3 lần, đây là loại quả ngon không hạt, đặc, vị ngon thơm. Một cây cho quả 60-70 năm.

Dinh dưỡng quả bánh mì rất phong phú, nhiều tinh bột , giàu vitamin A và B, ít protit và lipit. Quả chín hái xuống, đem nướng, đến lúc vàng là ăn được. Quả bánh mì nướng, mềm xốp ngon miệng ngọt chua, hơi giống vị bánh mì. Quả bánh mì còn có thể làm nước hoa quả và nấu rượu.

Quả bánh mì là cây lương thực thân gỗ không thể thiếu của dân địa phương. Nhà nào cũng đều trồng, mỗi cây bánh mì có thể nuôi sống từ 1-2 người.

Cây bánh mì phân bố rất rộng: Ấn Độ, SriLanca, Brazil, châu Phi, Quảng Đông, Đài Loan.


Quả bánh mì Arctocarpus altilis (Ảnh: ctahr.hawaii)

H.T (Theo Thế giới thực vật)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video